Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
126 lượt xem

Gửi các phụ huynh: Có những lỗi lầm vô ý của bố mẹ "không bao giờ" được con cái tha thứ

Những lỗi lầm vô ý của bố mẹ trong cách nuôi dạy con không ai muốn mắc phải và sai lầm thường bắt nguồn từ việc nhỏ nhất.

Trong Tâm lý học có nói, nuôi dạy một đứa trẻ khỏe mạnh dễ hơn sửa một người lớn hư hỏng. Thực tế cho thấy, rất nhiều bậc phụ huynh không hề tôn trọng cảm xúc của con, thậm chí khi mắc phải lỗi lầm nào đó với con mình, thay vì nhẹ nhàng nói chuyện và xin lỗi thì lại quay sang trách mắng, la rầy khiến trẻ đã ấm ức nay càng tổn thương hơn…Những lỗi lầm vô ý của bố mẹ không bao giờ được con tha thứ được chỉ ra sau đây, hi vọng giúp bạn sớm nhìn nhận lại thái độ, cách hành xử của mình đối với con đã đúng hay chưa mà kịp thời điều chỉnh, đừng như câu chuyện để lại vết hằn tổn thương khó phai cho cậu bé dưới đây…

Chỉ vì quá bận rộn, bố mẹ quên đón con sau giờ học để lại tổn thương sâu sắc cho cậu bé 10 tuổi

Có một câu chuyện mà em muốn chia sẻ để các bậc phụ huynh vừa đọc vừa ngẫm, câu chuyện này em cũng tình cờ đọc được trên một chuyên trang nuôi dạy trẻ. Có một cậu bé 10 tuổi ở một trường tiểu học nọ, vào một ngày thứ 6, vì đợi bố mẹ đến đón quá lâu nên em đã quyết định không đợi thêm nữa vì trong người không có điện thoại di động để liên lạc với gia đình. Nên em đã xách balo và đi bộ từ trường về nhà.

Bố mẹ quên đón con sau giờ tan học một vài lần sẽ để lại nhiều tổn thương khó nguôi ngoai

Khi gặp chú công an, cậu bé nói “Cháu đã đi suốt đêm mà vẫn chưa về tới nhà”. Anh cảnh sát bèn hỏi: “Này cháu nhỏ, cháu đang đi đâu vậy, chỉ có mình cháu thôi sao?”. Cậu bé liền áp lại với giọng khá bất bình “Vâng, chỉ có mình cháu, các bạn cùng lớp đều có bố mẹ tới đón và về nhà từ sớm rồi”…

Khi chú công an đưa cậu bé về nhà, bố mẹ cậu vẫn rất ngạc nhiên cũng chẳng mảy may suy nghĩ hay lo lắng gì khi đến giờ đó chưa thấy con có mặt ở nhà và cũng không biết tại sao con về nhà được. Họ nói là họ không phải cố ý không đón nhưng vì quá bận rộn với công việc đồng áng nên quên béng đi. Nhưng bố mẹ nào biết rằng chỉ vì sự sơ suất nhỏ này của mình mà cậu bé đã đi về nhà một mình trong buổi tối hôm đó.

Đọc đến đây, chắc hẳn nhiều phụ huynh có thể hình dung được sự cô đơn, sợ hãi, đói, lạnh, bất lực và kiệt quệ của một cậu nhóc chỉ mới 10 tuổi, thật quá thương em.

Dưới câu chuyện được chia sẻ này, nhiều cư dân mạng cũng chia sẻ rằng, chính sự bất cẩn của bố mẹ trong trường hợp này vô tình đã để lại một “bóng đen” rất lớn trong lòng cậu bé. Điều này rất dễ dẫn đến những chấn thương tâm lý nặng nề lâu dài. Trái tim trẻ thơ vốn nhạy cảm, mỏng manh dễ vỡ nên một khi đã chịu tổn thương lớn thì rất khó hàn gắn sau này.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, bố mẹ luôn là người yêu thương con cái nhất, luôn hết lòng chăm lo cho con nhưng họ cũng là con người, cũng có những khuyết điểm, nhưng bất luận như nào, một khi đã phạm phải những sai lầm vô ý nên thành thật xin lỗi con…

Những lỗi lầm vô ý với con cái khó được tha thứ

Thứ nhất: Bố mẹ hãy tự suy xét và tôn trọng cảm xúc của con cái

Nhiều bậc phụ huynh thích kể về những điều đáng xấu của con mình, và luôn đem con ra làm trò cười kể lể với người khác. Nhưng bố mẹ không hề biết rằng chính điều này đã chạm lòng tự trọng của con trẻ. Đó là một trong những lỗi lầm vô ý của bố mẹ cần sửa đổi ngay.

Thay vì đồng cảm để biết con cảm thấy xấu hổ và ngột ngạt thế nào thì nhiều bố mẹ không nghĩ rằng, những lời nói, hành động như vậy lại làm tổn thương con sâu sắc và không hiểu cảm giác của chúng.

Để hiểu được cảm xúc của trẻ, bố mẹ chỉ cần ngồi xuống, bỏ qua mọi định kiến và cảm thông hơn với con. Hãy quan sát biểu hiện, chú ý đến những thay đổi cảm xúc của trẻ và để trẻ bộc lộ những suy nghĩ sâu bên trong. Nếu bố mẹ nghĩ được cho con trong mọi việc, xem xét các vấn đề một cách khách quan và tôn trọng con thì chúng sẽ không dễ mắc lỗi.

Thứ hai: Bố mẹ sai và cần xin lỗi con cái

Dù lời xin lỗi không đủ bù đắp nỗi đau trong lòng trẻ thơ, nhưng lời thổ lộ chân thành sẽ chạm đến sâu thẳm trái tim chúng. Chỉ khi con cái cảm nhận được lời xin lỗi chân thành của bố mẹ thì chúng mới cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương, từ đó mới chấp nhận lại bố mẹ và bản thân.

Và chỉ khi bố mẹ đối mặt với lỗi lầm của mình thì trái tim con mới bớt tổn thương, mối quan hệ cha mẹ – con cái khăng khít hơn. Không ai sinh ra để làm bố mẹ, và bố mẹ cũng cần phải lớn lên, khi bố mẹ nhận ra những “lỗi lầm vô ý” mình đã gây ra làm tổn hại đến con thì đây chính là sự tiến bộ.

Qua câu chuyện trên, các bậc phụ huynh nên ngẫm lại về cách đối nhân xử thế với con cái của mình bởi bố mẹ là những người có trách nhiệm rất lớn trong vấn đề này. Đôi khi chỉ cần những lỗi lầm vô ý của bố mẹ tưởng chừng rất bình thường nhưng để lại nhiều tổn thương trong lòng con trẻ, mãi mãi chúng sẽ không bao giờ tha thứ…

Bài viết cùng chủ đề: