Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
120 lượt xem

Hà Giang: Trồng cây thuốc quý lá to như mo cau, hái quả bán 700.000 đồng/kg, nhà nông thu hàng trăm triệu đồng

Cây khôi nhung thường gọi là cây lá khôi, có hai loại là khôi nhung tía và khôi nhung trắng. Đây loại cây dược liệu quý dùng để chữa các bệnɦ như đąu dạ dày, ᴛiểu đường, tim mạcɦ…, có tác dụng kháng viêm rất an toàn, không có tác dụng phụ.

Tại Việt Nam, cây khôi phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…

Cây khôi nhung có khoảng thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch ngắn, không tốn nhiều công chăm sóc và phân bón, trung bình năm đầu tiên thu hoạch từ 2- 3 lứa, từ năm thứ 2 trở đi thu hoạch mỗi năm từ 5 – 7 lứa, mỗi lứa cách nhau từ 40 – 45 ngày. Lượng lá thu hoạch mỗi lứa đạt từ 0,2 – 0,5kg lá tươi/cây, lượng thu các năm sau luôn nhiều hơn năm trước.

Cây khôi nhung một lần trồng cho thu hoạch trên 10 năm, hiệu quả kinh tế cao. Trồng với mật độ từ 8.000 cây/ha, từ năm thứ 2 trở đi sẽ cho thu nhập từ 100 – 150 triệu đồng/năm. Tận dụng diện tích đất dưới tán rừng để trồng cây khôi nhung vừa giúp khống chế được cỏ dại, vừa tạo thêm nguồn thu nhập.

Có hai phương pháp nhân giống cây khôi nhung là nhân giống từ hạt hoặc giâm cành (giâm hom). Cây nhân giống từ hạt có tỷ lệ sống cao nhưng phải mất từ 7 – 8 tháng mới cho thu hoạch lứa đầu. Cây giâm hom có thân dài, lá to nên 3 – 4 tháng cho thu hoạch.

Anh Nguyễn Quang Trực 32 tuổi ở xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang), đã chọn cây khôi tía để bắt đầu sự nghiệp và bước đầu có những thành công nhất định.

Anh Trực trải lòng, học xong Trung cấp Y tế Hà Giang mấy năm vẫn chưa kiếm được việc làm ổn định. Thấy quê mình, đồng bào thường dùng lá cây khôi tía để chữa các căn bệnɦ về dạ dày rất hiệu quả. Học hỏi, làm theo và em đã chọn cây khôi tía để bắt đầu sự nghiệp…

Anh thanh niên Hà Giang cho biết, cây khôi tía là loài thảo dược. Dân gian thường dùng lá khôi tía để chữa trị các chứng bệnɦ về viêm loét dạ dày, hoặc các chứng trào ngược dạ dày sau khi ăn.

Lá khôi tía thường được hái tươi, rửa sạch đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút rồi để nguội uống mỗi ngày thay nước. Ngoài ra, có thể thu hái lá khôi tía đem phơi khô để cất trữ dùng dần.

Dùng lá khôi tía phơi khô tán thành bột trộn với mật ong rừng sử dụng lâu dài cho người mắc chứng ợ chua sau ăn, nếu mắc bệnɦ trào ngược dạ dày mãn tính cũng mang lại kết quả rất tốt.

Sau hơn 3 năm kiên trì vừa học hỏi, vừa trồng cây khôi tía, Nguyễn Quang Trực đã có một vườn, đồi trồng cây khôi tía khoảng 1,2 ha.

Anh Trực cho biết: Cây khôi tía trồng làm tɦuốc phải bón 100% phân chuồng hoai mục. Chăm bón cây khôi tía đúng cách sẽ cho thu hoạch lá từ 6 – 8 lần/năm. Mỗi kg lá khôi tía bán tươi ngay sau thu hái đang dao động từ 25.000 – 30.000 đồng. Còn mỗi kg hạt cây khôi tía giá dao động từ 600 – 700 ngàn đồng/kg.

Ngoài thu hoạch lá và hạt, mỗi năm Trực còn ươm khoảng 1 vạn cây giống khôi tía để bán cho người trồng quanh vùng các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên (Hà Giang) giá bình quân từ 10 – 12 ngàn đồng/cây.

Trực cho biết, cây khôi tía đã giúp anh khởi nghiệp thành công mỗi năm thu về khoảng 120 – 150 triệu đồng.

Ở Tỉnh Yên Bái, nhiều hộ gia đình cũng chọn trồng cây khôi tía để tăng thu nhập. Trên địa bàn xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái), có 2 hộ gia đình tham gia giâm, ươm cây giống để phục vụ nhu cầu trồng mới của bà con nhân dân trong xã và bán ra các xã lân cận.

Ông Phạm Ngọc Hùng ở thôn Đồng Chuối, xã Cường Thịnh cho biết: Nhận thấy cây khôi nhung phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình ông đã tận dung diện tích đất vườn rừng để trồng khoảng 0,5 ha cây khôi nhung. Một năm ông thu hái từ 6 – 7 lần lá, một lần hái từ 3,5 – 4 tạ, với giá bán 30.000 đồng/kg lá tươi, mỗi năm gia đình ông thu về từ 70 – 80 triệu đồng.

Ông Phạm Bá Chiến ở thôn Đầm Hồng, xã Cường Thịnh chia sẻ: Ông là một trong những người đầu tiên trồng cây khôi nhung tại xã Cường Thịnh. Với diện tích đất vườn nhà trồng các loại cây ăn quả như mít, xoan, chuối… cho hiệu quả kinh tế thấp, từ năm 1997, thấy bà con đi rừng thu hái lá khôi về bán cho các tiểu thương, ông biết được giá trị kinh tế của cây khôi nhung nên đã lên rừng tìm và mua thêm giống về trồng tại vườn nhà.

Ông Chiến cho biết, cây khôi nhung thuộc loại ưa ẩm và bóng mát nên có thể trồng xen với một số loại cây hoặc trồng dưới tán rừng, ven các khe suối, chân đồi, quanh nhà. Khôi nhung là loài cây it sâu bệnɦ nên chăm sóc không khó, chỉ cần thường xuyên vun xới quanh gốc, tưới nước tạo độ ẩm là cây phát triển tốt. Sau mỗi lần thu hoạch lá, chỉ cần phun tɦuốc phòng trừ nấm, bón phân chuồng hoai mục, phân NPK là cây sinh trưởng tốt.

Với diện tích khoảng 0,7 ha trồng cây khôi nhung, mỗi năm gia đình ông Chiến thu về từ 120 – 150 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí. Với kinh nghiệm trồng lâu năm và quen biết với các doanh nghiệp thu mua, ngoài diện tích khôi nhung gia đình trồng, ông Chiến còn thu mua lá khôi nhung tươi của các gia đình trong xã về sơ chế khô để bán lại cho cách doạnh nghiệp trong và ngoài tỉnh, giá bán từ 200.000 – 250.000 đồng/kg, nhờ đó giúp bà con yên tâm vào trồng và phát triển cây khôi nhung.

 

Bài viết cùng chủ đề: