Tuyến đường Tam Trinh có chiều dài khoảng 3,5km, có điểm đầu là đường Vàng đai 2, điểm cuối là Vành đai 3. Đây là tuyến đường của ngõ phía Đông Nam Hà Nội, dự án có tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 3.350 tỷ đồng.

Năm 2012, dự án xây dựng đường Tam Trinh được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, với tổng mức đầu tư 2.066 tỷ đồng.

 

Dự án được giao cho UBND quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư. Tuyến đường có chiều dài trên 3,5km, có điểm đầu nối với đường Minh Khai (Vành đai 2), điểm cuối giao với đường Vành đai 3, thời gian thực hiện 3 năm (2016 – 2019). Đoạn nút giao với đường Vành đai 3.

 

Tháng 10/2016, quận Hoàng Mai đã khởi công xây dựng dự án. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do vướng mắc đến việc giải phóng mặt bằng cho nên đến dự án vẫn chưa hoàn thành.

 

Dọc hai bên tuyến đường là khu dân cư đông đúc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân không chịu di dời chủ yếu là không đồng tình với đơn giá bồi thường, hỗ trợ và giá bán nhà tái định cư.

 

Theo ghi nhận của VietnamFinance, sau khi khởi công, dự án chỉ mới mở rộng được một đoạn dài khoảng 300m trước chung cư Home 987 Tam Trinh.

 

Tuy nhiên, hai đầu của đoạn này vô tình trở thành hai nút “thắt cổ chai” khiến cho các phương tiện giao thông di chuyển gặp nhiều khó khăn, nhất là vào những giờ cao điểm.

 

Một người dân sống tại khu vực này cho biết tuyến đường này có rất nhiều phương tiện lớn lưu thông như xe container, xe tải, xe khách, thường bị tắc đường vào những giờ cao điểm nên mong muốn quận Hoàng Mai sớm triển khai dự án xây dựng đường Tam Trinh.

 

Năm 2021, Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận số 345/KL-TTCP về chỉ giới thu hồi đất của dự án đầu tư xây dựng đường Tam Trinh làm cơ sở pháp lý cho Hà Nội triển khai dự án.

 

Đến 18/12/2023, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định 6444/QĐ-UBND điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng đường Tam Trinh. Theo đó, chiều dài tuyến hơn 3,5km, với mặt cắt toàn tuyến đường 40m theo chỉ giới đường đỏ đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2644.

 

Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ năm 2016 – 2026, chậm 7 năm so với kế hoạch trước đó. Theo đó, tổng đầu tư dự án hơn 3.350 tỷ đồng, tăng thêm gần 1.290 tỷ đồng so với thời điểm phê duyệt dự án vào năm 2012.