Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
156 lượt xem

Hà Nội dồn lực cho loạt dự án trọng điểm, vốn đầu tư hơn 100.000 tỉ đồng

Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô dài 112km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Điểm đầu dự án tại điểm nối cao tốc Hà Nội – Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài – Hạ Long. Tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỉ đồng.

Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, đến cuối tháng 4.2024, dự án đang được các địa phương tích cực triển khai, bàn giao mặt bằng để thi công, bảo đảm tiến độ đã đề ra.

Đến thời điểm này, tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12.600 tỉ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 8,9%.

Còn theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội, đến nay, dự án đã phê duyệt và thu hồi đất được 763,86/791,21ha, đạt 96,54%, còn lại 27,35ha. Các địa phương đã thi công xây dựng 13/13 khu tái định cư.

Hiện nay, dự án đang được tổ chức triển khai đồng loạt 32 mũi thi công Dự án thành phần 2.1 đường song hành. Toàn tuyến đường song hành dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

Cùng với đó, Ban đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để phấn đấu khởi công dự án thành phần 3 đường cao tốc (dự án PPP) vào đầu quý IV/2024, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào sử dụng năm 2027.

Việc hoàn thiện Vành đai 4 vùng Thủ đô sẽ góp phần giải tỏa ách tắc giao thông, kết nối giữa các tỉnh và tạo không gian phát triển mới cho cả vùng Thủ đô, trong đó có Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.

Công trường thi công Vành đai 4 Vùng Thủ đô đoạn qua huyện Mê Linh (Hà Nội), tháng 3.2024. Ảnh: Hữu Chánh
Đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục là đoạn tuyến cuối cùng được triển khai nhằm khép kín đường Vành đai 1. Ảnh: Tùng Giang

Dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục (giai đoạn 1) dài hơn 2,2km, mặt cắt ngang 50m và hợp phần 2 cầu vượt tại nút giao Láng Hạ – Nguyễn Chí Thanh.

Điểm đầu giao với đường Cát Linh – La Thành – Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa), điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình).

Dự án được phê duyệt từ năm 2017 với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 7.200 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố (trong đó chi phí xây dựng 627 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5.800 tỉ đồng), dự kiến hoàn thành trong năm 2020.

Tuy nhiên, do chậm giải phóng mặt bằng, dự án lùi tiến độ hoàn thành đến quý I/2025. Đến nay dự án đã giải ngân 28,9% kế hoạch vốn.

aa
Sau khi mở rộng, quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai sẽ có mặt cắt ngang từ 50-60m. Ảnh: Hữu Chánh

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai dài 21,7km, qua quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ.

Dự án có điểm đầu tại km14 địa phận Ba La, quận Hà Đông; điểm cuối km38, kết thúc ở thị trấn Xuân Mai, tiếp giáp với huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Theo thiết kế, đoạn tuyến rộng 50-60m, tốc độ thiết kế 80-100km/h.

Tổng vốn đầu tư dự án 8.100 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, trong đó trên 5.100 tỉ đồng giải phóng mặt bằng; 2.900 tỉ đồng chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị. Đến nay dự án đã giải ngân 7,1% kế hoạch vốn.

Công trình dự kiến hoàn thành năm 2027, góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối quốc lộ 21A với đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô.

sdad
Công trường dự án đường nối đại lộ Thăng Long với cao tốc Hà Nội – Hòa Bình qua địa bàn xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất). Ảnh: Hữu Chánh

Dự án tuyến đường cao tốc đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình

Dài 6,7km, điểm đầu kết nối cao tốc đại lộ Thăng Long với quốc lộ 21 tại xã Thạch Hòa (huyện Thạch Thất); điểm cuối kết nối với cao tốc Hà Nội – Hòa Bình tại vị trí giao với đường làng Văn Hóa (xã Yên Bình, huyện Thạch Thất).

Theo thiết kế, tuyến đường có mặt cắt ngang từ 120-180m với 6 làn xe, tổng đầu tư hơn 5.200 tỉ đồng.

Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, sau 6 tháng khởi công, đến nay dự án đã giải ngân 6,8% kế hoạch vốn.

Dự án hoàn thành (dự kiến năm 2026) sẽ giúp thông suốt tuyến cao tốc từ đại lộ Thăng Long đi Hòa Bình, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cao tốc từ Hà Nội đi Hòa Bình.

Tuyến đường sẽ kết nối Thủ đô với các tỉnh phía Tây và Tây Nam, tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng; là động lực phát triển khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc và chuỗi đô thị vệ tinh phía Tây.

Bài viết cùng chủ đề: