Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
114 lượt xem

Hải Dương: Loài cá ít ai nuôi, ông nông dân nuôi nhàn tênh vẫn lãi nửa tỷ/năm

Sau nhiều năm kiên trì nuôi loài cá ít ai dám nuôi, ông Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 1968) ở thôn Trung Tuyến, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đã gây dựng thành công mô hình nuôi con cá chình đặc sản, mỗi năm đem lại lợi nhuận nửa tỷ đồng.

Biệt thự nhà ông Dũng to nhất, nhì làng là thành quả sau nhiều năm cần cù, chăm chỉ lao động tích cóp được. Ông Dũng cho biết, ngôi nhà của ông 2 sàn rộng cỡ hơn 400 m2, tổng kinh phí xây dựng 2,8 tỷ đồng, riêng tiền công thợ hết 400 triệu đồng.

Đầu những năm 2006, ông Dũng “đánh liều” đấu thầu 1 mẫu đất triều trũng. Đây là vùng đất mỗi năm chỉ cấy được một vụ lúa, vì chất đất chua, nước ngập sâu nên canh tác rất khó khăn. Do là vùng đất trũng nhiều bùn lầy nên cứ đắp đến đâu là bờ bị sạt đến đó, phải mất 1 tháng sau, mô hình VAC rộng 1 mẫu mới hoàn thành.

Đào xong ao, ông Dũng bắt tay vào nuôi tôm càng xanh, ông Dũng quyết định đầu tư hơn 10 triệu đồng để đặt mua 2 vạn tôm giống từ miền Nam gửi ra.

Sau 3 tháng nuôi, tôm phát triển tốt, tỷ lệ hao hụt thấp, giá bán khi ấy khá cao. Ông dự tính nếu bán hết lứa tôm sẽ lãi trên 100 triệu đồng. Tuy nhiên, năm đó gặp trận rét đậm nên tôm bị cɦết sạch. Gần 100 triệu đồng đầu tư vào giống và thức ăn cùng công sức bao ngày đổi lại bằng một sân phơi đỏ màu tôm cɦết.

Không nản chí, ông nhanh chóng tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thất bại để rút ra bài học và đi tham quan những mô hình nuôi tôm ở địa phương khác để áp dụng. Bên cạnh đó, ông tập trung cải tạo ao, xử lý môi trường nước theo đúng quy trình kỹ thuật. Nhờ kiên trì học hỏi nên vụ nuôi thứ 2, ông Dũng thu được hơn 1 tấn tôm càng xanh, thu lãi 100 triệu đồng.

Có tiền đến đâu, ông Dũng đầu tư kè bờ ao bằng bê tông, xây dựng hệ thống cấp thoát nước và mua thêm 1 mẫu ruộng để mở rộng mô hình nuôi tôm.

Nhờ tận dụng được thức ăn tươi từ các loại cá, ốc trong ao giúp ông Dũng giảm được chi phí thức ăn cho tôm. Sau 6 tháng nuôi, tôm càng xanh đạt trọng lượng khoảng 40-50 gam/con thì được xuất bán. Hồi đó, giá bán từ 200 nghìn đồng đến 250 nghìn đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm ông Dũng thu lãi trên dưới 200 triệu đồng.

Nuôi con không ai nuôi, mỗi năm lãi trên dưới nửa tỷ đồng

Được mấy năm, đầu ra cho con tôm càng xanh gặp khó khăn, cộng với đó nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng nên tôm hay bị bệnɦ, tỷ lệ sống thấp. Lúc này, ông Dũng đã nghĩ đến việc tìm con vật nuôi nào để thay thế con tôm càng xanh.

Tình cờ ông Dũng có xem một chương trình về mô hình nuôi cá chình trên truyền hình. Ông thấy loại cá trên có thể nuôi được ở trong ao của gia đình nên ông tìm hiểu về đặc tính, kỹ thuật nuôi loại cá này. Tuy nhiên, lúc đó ở miền Bắc cũng ít người nuôi và ở Hải Dương quê ông cũng chưa có người nuôi nên không biết tìm mua con giống ở đâu.

Mãi đầu năm 2012, trong một lần đi mua tôm giống ở TP Hải Phòng, chủ đại lý ở đó đã giới thiệu cho ông Dũng về giống cá chình. Ban đầu ông nuôi thử 500 con. Thức ăn cho cá, ông thu mua cá lẹp, cá lành canh để làm nguồn thức ăn cho cá chình.

Để kiểm soát được lượng thức ăn, ông cho cá lẹp vào từng khay và để tủ cấp đông đóng đá. Như vậy, thức ăn sẽ nổi trên mặt nước, cá ăn đến đâu hết đến đó, vừa tránh lãng phí vừa bảo vệ nguồn nước. Ngoài ra, mỗi tháng ông xử lý nước ao một lần để hạn chế các mầm bệnɦ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá.

Theo ông Dũng cho biết, cá chình phải nuôi trong 3 năm, vì vậy người nuôi phải có từ 2 – 3 ao, để nuôi gối. Có như vậy, năm nào cũng có nguồn thu.

Nhờ nắm bắt được quy trình chăm sóc và phòng bệnɦ nên lứa cá đầu ông nuôi cho năng suất khá cao. Sau 2 năm nuôi, cá chình đạt trọng lượng từ 2-2,5 kg/con. Với giá bán từ 400.000 – 450.000 đồng/kg, ông Dũng thu lãi hơn 300 triệu đồng.

Do được nuôi bằng thức ăn tự nhiên nên giá cá chình của gia đình ông cao hơn cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp từ 50 nghìn đồng – 80 nghìn đồng/kg. Hiệu quả kinh tế cao, ông Dũng chuyển toàn bộ diện tích ao nuôi tôm càng xanh còn lại sang nuôi loại cá này.

Đến nay, 2 ao nuôi cá chình với tổng diện tích trên 7.000 m2, nhờ áp dụng việc nuôi gối nên năm nào ông cũng có cá để thu hoạch. Mỗi năm, doanh thu từ cá ước đạt từ 800 triệu – 1 tỷ đồng, trừ chi phí, còn lãi từ 400 – 500 triệu đồng.

Ở trang trại, 2 ao đều được ông kè bằng các tấm bê tông và có hệ thống thoát nước để phòng mùa mưa bão gây ngập úng. Năm 2022 giá cá đã trở lại như những năm trước dịch nên nguồn thu cũng ổn định trở lại.

“Năm vừa rồi doanh thu của gia đình ông được 800 triệu đồng. Hiện dưới ao còn một nửa số cá nữa nuôi để bán trong năm nay. Ít ngày nữa, tôi sẽ nhập cá giống từ trong Nam ra nuôi ở ao nhỏ để gối luôn”- ông Dũng nói.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá, ông Dũng tâm sự, khi nắm vững kỹ thuật nuôi cá chình thì quá trình nuôi, chăm sóc lại nhàn tênh. Đặc điểm cá này, mấy ngày mới phải cho ăn một lần. Mỗi lần ăn cũng không đáng kể. Chủ yếu theo dõi, bơm sục nước để tạo ô xi. “Vì nuôi cá này nhàn nên vợ chồng tôi có thời gian làm nhiều việc khác như thu mua phế liệu, bán đồ ăn sáng cho học sinh, bà con đi chợ để có thêm nguồn thu chi tiêu hàng ngày, hàng tháng”- ông Dũng hồ hởi.

Dân Việt

Bài viết cùng chủ đề: