Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
133 lượt xem

Hai vợ chồng Hà Tĩnh cùng nhau bắt tay khởi nghiệp với con đặc sản trơn tuồn tuột, thu nguồn lãi lớn hơn 300 triệu đồng/năm

Vợ chồng anh Trần Văn Thăng (SN 1988) ở thôn Chùa, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã cùng nhau gây dựng mô hình nuôi lươn không bùn và thu về nguồn lãi lớn với hơn 300 triệu đồng/năm.

Đầu năm 2018, anh Trần Văn Thăng quyết định trở về quê hương lập nghiệp với mô hình nuôi lươn không bùn sau nhiều năm đi xa làm ăn. Anh đã đi vào miền Nam để học hỏi kỹ thuật một cách cặn kẽ trước đó để chuẩn bị cho ý tưởng khởi nghiệp này.

Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên bước đầu vợ chồng anh Thăng chỉ nuôi 5 bể, mỗi bể rộng 7m2 với số vốn gần 200 triệu đồng, bao gồm tiền giống, tiền xây bể, dụng cụ nuôi…

“Kỹ thuật nuôi lươn không bùn không quá khó, nhưng trong quy trình ươm nuôi cần phải chú ý đến tình hình thời tiết, nguồn nước và điều kiện chăm sóc, có như vậy khi xuất bán lươn mới đạt trọng lượng tốt, giá trị kinh tế cao”, anh Thăng chia sẻ.

Anh Thăng sử dụng nước giếng khoan, xử lý trong bể lắng từ 6 – 8 giờ trước khi bơm nước và thay nước định kỳ 2 – 3 lần/ngày, tuân thủ nguyên tắc “đúng giờ, đúng lượng” bởi theo anh, lươn rất nhạy cảm với môi trường, bẩn quá hoặc sốc nước lươn sẽ ch̴ết. Lứa lươn đầu tiên đã đem lại cho anh Thăng đã nguồn thu nhập khá nhờ linh hoạt áp dụng các phương pháp nuôi.

Tháng 9/2019, vợ chồng anh đã mạnh dạn thả nuôi thêm 1 vạn con giống. Qua 1 năm chăm sóc, lứa lươn thứ 2 được xuất bán đã đưa về cho gia đình anh hơn 50 triệu đồng tiền lãi.

Đầu năm 2020, khi đã tự tin với kinh nghiệm của mình, hai vợ chồng anh Thăng mở rộng quy mô từ 5 bể ban đầu lên 18 bể, trong đó, có 5 bể bằng xi măng, 5 bể nhựa và 8 bể lót bạt. Bể nuôi lươn được anh Thăng thiết kế đáy có độ dốc 5 cm, có hệ thống đường ống cấp nước và thoát nước ra bên ngoài để thuận tiện trong việc thay nước liên tục trong bể nuôi lươn.

Vì nuôi trong bể nên thức ăn của lươn chủ yếu là giun quế đã qua xử lý trộn với cám công nghiệp. Hiện, với 20 nghìn con lươn thịt, 15 nghìn con lươn giống, mỗi tháng vợ chồng anh phải bỏ ra gần 10 triệu đồng tiền thức ăn cho lươn.

Anh Thăng cho biết, để tăng tỷ lệ sống và đạt hiệu quả cao khi nuôi lươn không bùn thì công tác phòng bệnh̴ luôn được anh chú trọng; ăn đủ dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung vitamin C, khoáng chất; không dùng kháng sinh để phòng trị mà sử dụng bằng thảo dược như: men vi sinh EM tỏi; cây cỏ mực và cỏ lào để phòng bệnh̴ đường ruột, nấm da…

Đều đặn mỗi ngày anh Thăng sẽ dọn bể và thay nước cho lươn để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho vật nuôi

Theo chị Nguyễn Thị Hà (vợ anh Thăng), lươn ngoài tự nhiên có đặc tính ưa tối, lại thích trú ẩn và chui rúc trong bùn, nên khi nuôi lươn không bùn vợ chồng chị đã làm các làm các giá thể bằng dây nilon đen để tạo môi trường sống lý tưởng nhất cho lươn: “Lươn từ lúc mới nở cho đến khi trưởng thành có thể xuất bán thì mất khoảng 1 năm chăm sóc. Khi lươn đạt trọng lượng khoảng 5 con/kg sẽ được vợ chồng tôi nhập cho các thương lái trong tỉnh, ở Nghệ An và một số tỉnh phía Bắc với giá từ 150 – 180 nghìn đồng/kg. Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ lươn trong và ngoài tỉnh rất cao nên vợ chồng tôi rất yên tâm gắn bó với mô hình này”.

Mô hình của vợ chồng anh Thăng cũng còn là nơi cung cấp lươn giống uy tín, đảm bảo chất lượng. Nhiều người dân quanh vùng đã đến học hỏi và được anh tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm nuôi. Giá bán lươn giống hiện được anh Thăng chia theo kích cỡ. Đối với loại khoảng 1.000 con/kg có giá từ 4 – 4,5 nghìn đồng/con; với loại có kích cỡ 500 con/kg có giá bán từ 5 – 5,5 nghìn đồng/con.

Đầu năm 2022, vợ chồng anh Thăng đã thuê đất để xây dựng bể lươn sinh sản rộng hơn 200 m2 để tạo ra nguồn lươn giống chất lượng.

Anh Thăng cho biết: “Trong năm 2021, vợ chồng tôi xuất bán được hơn 500 triệu đồng lươn giống và lươn thịt, sau khi trừ các chi phí thu lãi hơn 300 triệu đồng; riêng từ đầu năm 2022 đến nay, tôi đã xuất bán được hơn 300 triệu đồng, thu lãi được hơn 200 triệu đồng. Đây là nguồn thu khá lớn, giúp gia đình có điều kiện mở rộng quy mô thời gian tới.

Dự kiến cuối năm nay, tôi sẽ xây dựng thêm bể mở rộng quy mô nuối và sẽ nuôi theo quy trình VietGAP, tiến tới xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP để nâng cao giá trị kinh tế”.

Báo Hà Tĩnh

Bài viết cùng chủ đề: