Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
118 lượt xem

Hậu Giang: Mô hình lạ mà hay – nuôi ong phụ phấn cho dưa, thu nhập người nông dân miền Tây đã tăng lên đáng kể

Thông thường, việc nuôi ong mật với mục đích chính là để khai thác mật. Nhưng đối với ông Võ Văn Trưng thì nuôi ong mật để lấy mật chỉ là việc phụ, còn việc chính là để chúng đi thụ phấn cho những ruộng dưa lưới của mình.

Thông thường, việc nuôi ong mật với mục đích chính là để khai thác mật. Tuy nhiên, ông Võ Văn Trưng ở ấp Tân Long, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã có cách làm sáng tạo: Nuôi đàn ong mật với mục đích chính là sử dụng chúng làm “bà mối” thụ phấn giúp tăng năng suất cho vườn dưa lưới của mình.

Nhờ áp dụng mô hình thụ phấn dưa lưới bằng ong mật, trong 5 vụ dưa lưới gần đây năng suất mỗi vụ điều tăng từ 15 – 20% so với trước. Nếu như trước đây, năng suất mỗi công dưa dao động từ 2,5-3 tấn trái thì với cách thụ phấn này năng suất dưa đạt gần 3,5 tấn/công. Bên cạnh đó, chất lượng trái to, tròn đồng đều hơn.

Đồng thời, mỗi vụ dưa ông Trưng còn tiết kiệm được vài triệu đồng từ việc thuê mướn nhân công thụ phấn.Ông Trưng chia sẻ, khi hoa dưa lưới bắt đầu nở rộ là thời điểm thích hợp cho đàn ong mật vào nhà lưới để thụ phấn liên tiếp từ 3 – 4 ngày. Một tổ ong có thể thụ phấn hiệu quả tối đa cho 1.000m2 (khoảng 2.500 dây dưa lưới). Để cùng lúc có được số lượng đàn ong nhiều, chất lượng, ông Trưng đã không dùng loại ong mật bản địa, thay vào đó ông đã đặt mua tại tỉnh Đồng Tháp loại ong mật đã được lai tạo từ nước ngoài với giá 1,2 triệu đồng/tổ.

Trước đây, với hơn 8 công đất luân phiên trồng 4 vụ dưa lưới trong nhà lưới, mỗi năm ông Trưng thu về lợi nhuận gần 2 tỷ đồng. Hiện nay, ông Trưng đã đứng ra thành lập Hợp tác xã dưa lưới Thuận Phát với 12 thành viên, canh tác gần 2 hecta dưa lưới trong nhà lưới. Mỗi tháng, Hợp tác xã của ông cung cấp cho thị trường, nhất là các siêu thị trong nước hơn 15 tấn dưa sạch, với giá từ 30.000 – 35.000 đồng/kg. Hiện Hợp tác xã của ông đang áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất khẩu.

Bên cạnh đó, với việc cho ong mật vào khu vực trồng dưa lưới khiến chất lượng trái tăng lên rõ rệt, trái dưa lưới to, tròn đồng đều hơn. Đồng thời, nhờ có đàn ong mật “giúp việc” chăm chỉ mà mỗi vụ dưa ông Trưng còn tiết kiệm được vài triệu đồng từ việc thuê mướn nhân công thụ phấn.

Hiện ông Trưng đang tính đến chuyện làm thêm tổ để cho ong sinh sản, đồng thời tìm kiếm thị trường để khai thác mật ong trong thời gian tới.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết, cách đây gần 5 năm, ông Võ Văn Trưng cũng là nông dân đầu tiên ở tỉnh Hậu Giang đưa cây dưa lưới vào trồng trong nhà lưới và áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ của Israel.

Những năm gần đây, ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hạn mặn ngày càng diễn biến phức tạp nên mô hình này vừa giúp tránh được những bất lợi của thời tiết, vừa ngăn chặn được côn trùng, sâu bệnɦ tấn công nên tiết giảm đáng kể các khoản chi phí và công sức phun xịt tɦuốc bảo vệ thực vật, mặt khác những trái dưa lưới không bị tồn dư lượng hóa chất có hại, quan trọng nhất là tiết kiệm được hơn 80% lượng nước so với cách tưới truyền thống. Giờ đây, với phương pháp thụ phấn cho dưa lưới bằng đàn ong mật, ông Trưng tiếp tục giảm được giá thành sản xuất, nâng thêm thu nhập.

 

Bài viết cùng chủ đề: