Theo anh Sỹ, hiện nay HTX Hải Đăng có gần 90 thành viên. Bà con làm nhiều mô hình như chăn nuôi dê, nuôi gà, nuôi lợn rừng, ốc nhồi, trồng nấm trong hang đá, trồng bưởi, dược liệu…
Nhờ được các cấp hội nông dân tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng dịch bệnh và tiếp vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, HTX Hải Đăng liên tục mở rộng quy mô chăn nuôi gà, lợn rừng, nuôi dê, trồng nấm…
Chủ tịch BCH TƯ Hội NDVN Thào Xuân Sùng và đoàn công tác tham quan khu nuôi gà đặc sản.
Trung bình mỗi năm HTX đưa ra thị trường khoảng 60 vạn gà giống, 3 vạn gà thịt, hàng nghìn con lợn, dê đặc sản…
“Tổng kết các mô hình năm 2019 vừa qua, HTX chúng tôi đạt doanh thu gần 7 tỷ đồng. Đây thực sự là thành quả rất đáng tự hào của chúng tôi”, anh Sỹ nói.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021, công việc sản xuất, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm của HTX Hải Đăng gặp nhiều khó khăn.
“Dù các sản phẩm của HTX đã kết nối đưa vào một số cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội, nhưng số lượng còn ít, đa phần sản phẩm của chúng tôi vẫn phải phụ thuộc vào các thương lái, chợ đầu mối… Chính vì thế, khi xảy ra đại dịch, các thành viên trong HTX đều gặp khó khăn ở khâu tiêu thụ”, anh Sỹ than thở.
Để vơi bớt khó khăn, anh Sỹ kiến nghị các cấp chính quyền của huyện, tỉnh Hòa Bình và các cơ quan trung ương tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ chăn nuôi con đặc sản. Kết nối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn để tiêu thụ sản phẩm cho HTX, tạo động lực cho bà con trong đơn vị yên tâm làm giàu.
- Hà Nội đề xuất thêm 9 khu nhà ở xã hội, cửa sáng nhà giá rẻ sắp đổ bộ
- Thấy hàng xóm xây nhà to, chồng tôi quyết định bán đất để xây to hơn
- Bỏ phố về rừng: Cuộc chơi chỉ dành cho các "đại gia" tiền tỷ
- Nam Em đi không nổi, được bạn trai bế lên xe ra về sau buổi làm việc tại Sở Thông tin – Truyền thông TP.HCM
- Khốn khổ vì bị "cò" thổi giá, 5 tháng chưa bán được nhà