Rất nhiều cha mẹ Việt khước từ lời đòi hỏi mua đồ chơi, quần áo… của con bằng câu nói “Nhà mình nghèo”, nhưng vậy có nên?

Khi trẻ đòi hỏi bố mẹ đưa đi chơi, mua một món đồ….hầu hết đều nhận được câu từ chối “Bố mẹ không có tiền”, “Nhà mình nghèo lắm”. Nhiều cha mẹ coi cách trả lời này là bình thường bởi vì họ nghĩ rằng trẻ em không có nhiều khái niệm về tiền bạc. Tuy nhiên không hề, những câu nói cứ lặp đi lặp lại như vậy sẽ ăn sâu vào tiềm thức trẻ và gây ra ảnh hưởng xấu ít ai ngờ.

Rất nhiều cha mẹ Việt khước từ lời đòi hỏi mua đồ chơi, quần áo…của con bằng câu nói “Nhà mình nghèo”, nhưng vậy có đúng?

Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ là những người đáng tin cậy nhất. Vì vậy, khi cứ nghe mãi bố mẹ nói câu ‘không có tiền’, ‘nhà mình nghèo’… trẻ sẽ tin đó là sự thật, từ đó dẫn đến nỗi ám ảnh về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ, cảm thấy tự ti với bạn bè cùng lớp khi lớn lên, và rồi dần dần có thể trở thành “nô lệ” của đồng tiền.

Chính vì vậy, khi con đòi hỏi nhưng bố mẹ muốn từ chối, câu từ chối đó cũng phải được nói thật cẩn thận.

Với những bậc phụ huynh băn khoăn “Nói thế nào cho đúng”, có thể tham khảo cách nói của một ông bố người Trung Quốc sau:

Theo đó, người bố này chia sẻ, một ngày khi thấy con trai 8 tuổi đi học lớp 3 về giận dỗi nói với bố “Con muốn mua đồ chơi mà không được. Tại sao nhà mình nghèo vậy bố”, ông bố đã giật mình nhận ra, bấy lâu nay mình trả lời với con thật sai lầm.

Người bố đã quyết định sửa sai khi đáp lại rằng

“Con trai, trên thực tế, gia đình chúng ta không phải là quá nghèo. Nhưng tiền có được trong nhà là do mẹ và bố đã làm việc rất chăm chỉ mới kiếm được. Cũng vì vậy bố mẹ có thể tự do định đoạt và con muốn mua gì hay có gì, phải được sự đồng ý của bố mẹ.

Nếu con muốn đi chơi đâu, mua bất cứ thứ gì con thích, con sẽ phải cố gắng và nỗ lực học tập để khi lớn lên, con sẽ tự tạo ra của cải cho chính mình. Khi đó, con mua gì tiêu gì đều thấy thoải mái.”

con doi hoi, dung noi “bo me khong co tien”, “nha minh ngheo lam”, hay hoc ong bo nay! – 3

Câu trả lời của ông bố sẽ là một gợi ý tốt cho các bậc cha mẹ khi phải đối phó với những tình huống đòi hỏi từ con nhỏ.