Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
119 lượt xem

Lâm Đồng: Nuôi “heo nhà nghèo” bán cho nhà giàu nấu món đặc sản, người nông dân bất ngờ giàu lên

Nhờ mô hình nuôi heo đen, cuộc sống gia đình chị Păng Ting K’Măng (xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) đã được cải thiện.

Ngoài việc trồng, chăm sóc cây lúa, những năm qua, chị Păng Ting K’Măng (40 tuổi, ngụ tại thôn Liêng K’Rắc I, xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) còn nuôi heo đen địa phương để bán giống, nhờ vậy kinh tế gia đìnɦ ngày càng ổn định.

Theo chân cán bộ xã Đạ M’rông đến thăm nhà của chị Păng Ting K’Măng trong lúc chị đang trộn cám cho đàn heo ăn. Chị K’Măng chia sẻ, hiện, gia đình chị có một sào đất trồng lúa, năng suất thấp, trước kia, chị phải đi làm thuê, cuộc sống khó khăn kéo dài.

Năm 2018, được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, chị đã xây dựng chuồng trại. Sau đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đam Rông phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện thành lập Tổ hợp tác xã Nuôi heo đen địa phương cung ứng giống heo con, trao tặng heo giống cho 10 hộ trong thôn Liêng K’Rắc I; trong đó, gia đình chị K’Măng được tặng 5 con heo đen gồm 4 heo mẹ và 1 heo đực.

Theo phong tục tập quán của người M’Nông thì nuôi heo đen bản địa thường được bà con thả rông để tự chúng tìm kiếm thức ăn quanh vườn. Heo đen bản địa có đặc tính là ăn tạp, dễ nuôi, thịt heo đen rắn chắc, ít mỡ. Người nuôi chỉ cho heo ăn mấy loại rau, cỏ quanh nhà. Còn nay, chị Păng Ting K’Măng trộn cám cùng với rau củ, chuối băm nhuyễn cho cả đàn ăn.

Để đàn heo phát triển tốt, hàng năm Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông cử cán bộ, nhân viên kỹ thuật xuống nhà hướng dẫn chăm sóc và tiêm phòng định kỳ 1 năm 3 lần. Năm 2018, do dịch tả heo châu Phi bùng phát, khiến heo của hộ bị chết hết, còn heo của gia đình K’Măng được xử lý, phòng bệnh kịp thời nên may mắn không chết con nào.

Chị Păng Ting K’Măng cho biết thêm, heo nhà chị một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa trên 20 heo con, bán với giá hơn 3 triệu đồng/cặp heo, như vậy thu nhập từ bán heo giống khoảng từ 60 – 80 triệu đồng/năm.

Heo con khi vừa sinh đã có nhiều người đến đặt trước và học hỏi kinh nghiệm nuôi heo. Theo chị K’Măng, heo đen bản địa dễ nuôi, sức đề kháng tốt, không mất nhiều công chăm sóc, thu nhập lại cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên thời gian qua, chị đã tập trung nuôi và sắp tới sẽ mở rộng thêm trang trại trong khuôn viên đất ở của gia đình.

“Nhờ mô hình nuôi heo đen cung cấp giống, gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống không còn khó khăn như trước, con cái được đến trường đầy đủ” Păng Ting K’Măng vui vẻ nói.

Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục vận động bà con áp dụng những mô hình nuôi heo đen bản địa mang lại kinh tế hiệu quả, ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm giúp bà con dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm hướng đến giảm nghèo bền vững.

Cũng “mê” con đặc sản đen sì, ông Phan Như Phi (thôn Đàn Thượng, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) quyết tâm đeo đuổi mô hình nuôi heo đen bản địa và đã thành công bước đầu khi xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, phát triển lên quy mô hàng hóa, ổn định thị trường đầu ra.

“Vợ kêu tôi có khùng mới đi nuôi heo rừng. Để thuyết phục bả, tôi liền nhờ ngành nông nghiệp xin thêm 1 suất đi tham quan trang trại heo rừng ở gần Bà Nà (Đà Nẵng). Ra đó, thấy trang trại hiệu quả nên vợ tôi ham thích liền, đồng ý cùng tôi gầy dựng mô hình. Hai vợ chồng bán cả đàn heo trắng mua được đúng 1 con heo rừng giống và ngành khuyến nông hỗ trợ thêm tiền mua con giống nữa. Thế là chúng tôi khởi sự” – ông Phan Như Phi kể lại.

Sau thời gian mày mò, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, ông Phi tăng đàn lên 8 con và mở rộng chuồng trại quy mô hơn. Chuyện nuôi heo rừng chẳng đơn giản như nuôi heo nhà, Phan Như Phi dành hết thời gian trong ngày “ngắm” heo nhằm tìm hiểu tập tính ăn uống, phát triển loài gia súc này.

“Hồi đó, phải để ý thật kỹ xem heo có dấu hiệu bệnh gì không, rồi chúng thích loại cây cỏ nào… Mỗi khi thấy heo có bệnɦ là mình tham khảo ý kiến từ phía trại giống, chọn thuốc, vắc xin nhằm giúp đàn heo giống có sức miễn dịcɦ tốt” – ông Phi nói.

Thấy hiệu quả, ông mở rộng quy mô gồm 2 chuồng trại với tổng đàn hơn 200 con, trong đó có 20 heo nái. Phan Như Phi hạn chế nuôi heo bằng bột cám chế biến sẵn mà chọn các loại lá rừng, cỏ… phù hợp với heo rừng. Đồng thời, mô hình nuôi bán hoang dã theo phương pháp thả rông heo ở vườn đồi giúp heo có môi trường sống gần giống như tự nhiên, phát triển tốt.

“Nhờ chất lượng thịt heo ngon nên đều đặn hằng tuần tôi bán được 1 con heo thương phẩm với giá khoảng 250 – 300 nghìn đồng/kg thịt. Khách hàng là các nhà hàng, quán nhậu và người dân các địa phương lân cận đều đặt hàng hết. Nên giờ con heo rừng đã đem lại nguồn thu nhập khấm khá cho gia đình tôi” – ông Phi chia sẻ.

Sau 1 thập niên “ăn ngủ” cùng heo rừng, nông dân Phan Như Phi nắm giữ bí quyết về kỹ thuật nuôi, thuần chủng giống heo có nguồn gốc hoang dã này nên ông thành lập Hợp tác xã (HTX) Tâm Đức Phú Quảng Nam để đặt nền móng phát triển thương hiệu heo đen ở xã Tam Lãnh vươn ra các thị trường ngoài tỉnh. Ngoài 2 trại heo của gia đình, ông xây dựng vệ tinh cho HTX bằng cách chia sẻ mô hình nuôi heo rừng cho người dân địa phương.

Từ năm 2018 đến nay, 34 hộ dân khác ở xã Tam Lãnh đã được Phan Như Phi chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại và cùng cấp heo giống. Đồng thời, HTX của ông sẽ đảm nhận khâu thú y, bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Từ 318 con heo, đến nay, chuỗi liên kết sản xuất “Heo đen bản địa Tam Lãnh” phát triển lên 3.000 con và ngoài 39 hội viên còn có thêm 40 hộ dân khác tự đầu tư mua nuôi.

“Bình quân mỗi hội viên thu nhập 100 triệu đồng/năm là điều chúng tôi vui mừng nhất. HTX sẽ tìm kiếm thêm các khách hàng, mở rộng quy mô thị trường để bao tiêu sản phẩm cho các hội viên nên rất mong các cơ quan hữu quan tiếp tục hỗ trợ cho chúng tôi để chuỗi liên kết này phát triển, góp phần thoát nghèo cho người dân địa phương” – ông Phi nói.

Bài viết cùng chủ đề: