Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
450 lượt xem

Nam kỹ sư hối hận vì lỡ “dính bẫy” mượn tên mua nhà ở xã hội

Tin tưởng người nhà hay bị “hoa mắt” bởi những khoản tiền trước mắt, không ít người lao động thu nhập thấp đồng ý đứng tên giúp để người “giàu” mua nhà ở xã hội.

Dính bẫy… người nhà đứng tên mua nhà ở xã hội

“Vì người nhà nên tôi cũng tin tưởng. Lúc đó còn nhỏ nên ai nói gì cũng nghe, hầu như mọi giấy tờ, thủ tục tôi đều không được biết. Chỉ được đến để… ký tên xác nhận thôi”, anh Quang Minh (ngụ TPHCM) nhớ lại.

Năm 2015, khi anh Minh vẫn còn là một sinh viên, chưa có nguồn thu nhập, không biết khái niệm về nhà ở xã hội. Anh cũng “mù tịt” kiến thức về thị trường bất động sản.

Tận dụng sự “non nớt” của Minh, người chị họ đã gọi điện nhờ đứng tên mua nhà ở xã hội.

Nam kỹ sư hối hận vì lỡ "dính bẫy" mượn tên mua nhà ở xã hội - Ảnh 1.

Nhà ở xã hội đang thu hút nhiều người lao động có thu nhập thấp tìm mua, với giấc mơ an cư, lạc nghiệp (Ảnh minh họa, nguồn D.T).

“Lúc đó tôi cũng nghĩ nhà ở xã hội là nhà của nhà nước cấp hoặc của tổ chức xã hội. Tôi có lên mạng tìm hiểu thử, nhưng vì là sinh viên mới ra trường nên không đủ kiên nhẫn tiếp thu, tìm hiểu hết luật pháp. Tôi không biết cho người khác mượn tên mua nhà là lách luật”, Minh nói.

Không những vậy, vì là người thân nên anh có phần cả nể, không đề phòng. Mặt khác, người chị họ cũng bày tỏ hoàn cảnh khó khăn, gia đình lục đục, muốn chuyển ra ngoài ở để tự nuôi 2 con. Vậy nên, Minh không thể từ chối.

“Chị nói chuyện cũng niềm nở, ngọt ngào nên tôi lung lay. Chị trình bày không có khả năng mua ngôi nhà bình thường, thu nhập lại hơn 10 triệu đồng/tháng nên không đủ điều kiện mua nhà ở xã hội”, anh Minh kể.

Nam kỹ sư hối hận vì lỡ "dính bẫy" mượn tên mua nhà ở xã hội - Ảnh 2.

Từ những lợi ích giá thấp, không ít người có thu nhập cao lợi dụng người lao động nghèo để nhờ đứng tên mua nhà giúp (Ảnh minh họa, nguồn D.T).

Quá trình tư vấn, chuẩn bị và ký tên mua nhà chỉ diễn ra trong vài tháng. Những cuộc gặp mặt giữa anh Minh, người chị họ và một người xưng là “cò” chỉ diễn ra chớp nhoáng. Anh Minh cũng chỉ được giải thích sơ bộ về nhà ở xã hội là gì, vì sao phải nhờ đứng tên giúp chứ không được nghe những rủi ro nếu anh đồng ý ký tên.

Thời điểm đó, anh Minh nhận thấy quy trình này có đầy đủ giấy tờ, có công chứng nhà nước và thầm nghĩ là nhà ở xã hội nên không cần tranh chấp. Vì vậy, anh không ngại ngần vì thủ tục có phần nhanh gọn.

“Người “cò” ấy đã làm cho tôi bộ hồ sơ giả. Họ liên hệ với một công ty không rõ danh tính, rồi nhờ xác nhận rằng tôi đã làm ở đó với mức lương 3 triệu đồng/tháng, làm việc đã 15 tháng. Người này cũng chuyển cho nơi đó 25 triệu, “phí” làm hồ sơ”, anh Minh cho hay.

Một chữ ký, một người nghèo mất cơ hội sở hữu nhà ở xã hội

Anh Minh chia sẻ, thời điểm đó nhà ở xã hội vẫn chưa “rầm rộ” như hiện nay nên anh không mảy may quan tâm.

Đến giờ, khi công nghệ thông tin phát triển, anh mới “mò” lên tìm hiểu và tá hỏa biết rằng bản thân sẽ không có cơ hội mua nhà ở xã hội được nữa. Không những vậy, căn nhà mà người chị họ nhờ anh đứng tên để mua, cũng đã được bán cho người khác vào 3 năm trước. 

Bài viết cùng chủ đề: