Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
113 lượt xem

Nghệ An: Đổi đời thành triệu phú nhờ nghề nuôi lươn đồng, chế biến lươn thành món đặc sản

Từ 50 triệu đồng thuộc chương trình cho vay hộ cận nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội, vợ chồng anh Nguyễn Văn Hùng đã đầu tư thu mua, chế biến lươn đồng thành món đặc sản, mang lại thu nhập 200 triệu/năm.

Năm 2009, sau khi hoàn thành chương trình học THPT, chị Nguyễn Thị Liêm (SN 1990) đã nên duyên cùng anh Nguyễn Văn Hùng và xây dựng gia đình tại thôn Phan Thành, xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Sau khi lập gia đình, vợ chồng anh Hùng và chị Liêm đã trải qua nhiều nghề kiếm sống, dành dụm được chốt vốn, bén duyên với nghề buôn bán nông sản. Nhưng kinh nghiệm hạn chế, kho bảo quản chưa có nên lỗ nhiều hơn lời. Cần cù chịu khó nhưng kinɦ tế cũng không khá giả. Gia đình chị Liêm thuộc hộ cận nghèo của địa phương.

Đầu năm 2019, vợ chồng anh Hùng, chị Liêm được mời dự lớp tập huấn công tác khuyến nông, khuyến ngư về chế biến lươn do Hội Nông dân huyện phối hợp với trung tâm khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổ chức.

Nhận thấy nhu cầu, tiềm năng phát triển lớn từ thị trường lươn đồng mang lai, gia đình chị đã mạnh dạn làm hồ sơ vay 50 triệu đồng từ chương trình vay vốn hộ cận nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội, để đầu tư nuôi lươn đồng và sơ chế lươn.

Chị Liêm chia sẻ: “Sau khóa tập huấn về lươn, thông qua sácɦ, báo và mạng Internet, vợ chồng chúng tôi nhận thấy thị trường lươn rất tiềm năng, có nhu cầu lớn mà trong khi lươn đồng tự nhiên thì rất hạn chế, không thể đáp ứng đủ. Chúng tôi đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ chương trình vay vốn hộ cận nghèo và vận động vay thêm từ người thân, gia đình để xây dựng nhà xưởng nuôi, chế biến lươn”.

“Thời gian đầu mới bắt tay vào làm tuy còn bỡ ngỡ, nhiều vất vả, khó khăn không ít. Thất bại cũng nhiều, lươn chết, chậm lớn, kỹ thuật còn hạn chế nhiều khi cũng muốn bỏ cuộc. Thất bại, nhưng vợ chồng không nản, rồi ngồi lại bàn bạc với nhau, tìm ra hướng giải quyết, được sự động viên người thân nên vợ chồng chúng tôi có thêm nghị lực. Hiện tại, cơ sở chế biến lươn đồng đã dần ổn định, thị trường được mở rộng, đem lại nguồn thu nhập khá cho gia đình” – chị Liên phấn khởi nói.

Hàng chục công nhân với những đôi tay thoăn thoắt, điêu nghệ đang sơ chế những con lươn đồng to béo, tươi rói, thịt săn, chắc có màu vàng nâu tuyệt đẹp được xếp ngay ngắn lên khay.

Từ hộ thoát nghèo, năm 2020 cơ sở chế biến lươn đồng Hùng Liêm đã nổi tiếng khắp vùng. Năm 2021, sản phẩm lươn thành phẩm của cơ sở Hùng Liêm đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP.

Chị Liêm tâm sự: “Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, kinh tế gia đình tôi đã khấm khá hơn trước. Từ hộ cận nghèo trước đây mà hiện nay gia đìnɦ tôi có thể bỏ túi khoảng 200 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Gia đình tôi cũng đã tạo công ăn việc làm cho từ 15-17 người, với mức lương 3-4 triệu đồng/ tháng. Thời gian tới, gia đình tôi mong muốn tiếp tục được vay vốn ngân hàng để mở rộng hơn mô hình sản xuất”.

Theo Dân Việt

Bài viết cùng chủ đề: