Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
95 lượt xem

Nghệ An: Vịt bầu Quỳ đặc sản sống trong môi trường khắc nghiệt giá nửa triệu/cặp giống

Có một thời, những con vịt bầu Quỳ đối mặt với tuyệt cɦủng, người nuôi phải bỏ ra tới nửa triệu đồng để mua cặp vịt bố mẹ giống.

Với những người dân ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) giống vịt bầu Quỳ là con đặc sản có từ lâu đời. Vịt bầu Quỳ mình to, cổ ngắn có sức chống chịu bệnh cao, thích ứng với thời tiết khí hậu cả nóng, lạnh. Chất lượng thịt rất thơm ngon vì được nuôi thả rông.

Vịt bầu Quỳ thích nghi với thời tiết khắc nghiệt

Quỳ Châu (Nghệ An) được xem là cái nôi ra đời của vịt bầu; từ cái nôi đó giống vịt này đã và đang phát triển thêm ở các vùng lân cận như huyện Quế Phong, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp… Vịt bầu Quỳ Châu không những được đánh giá là giống vịt có thịt chắc và thơm ngon nhất mà còn được ví như một đặc sản của vùng đất này. Vì thế, chính quyền địa phương đang từng bước khôi phục giống vịt bầu thuần chủng bằng những chính sách kích cầu hỗ trợ người chăn nuôi.

Vịt bầu khác vịt cỏ, vịt siêu thịt ở chỗ: vịt bầu là dòng vịt hướng thịt, mỏ vàng, chân ngắn, đầu to, có khoang ở cổ. Đây là giống vịt có sức chống chịu bệnh cao, thích ứng được với khí hậu nóng, lạnh, khô ẩm, gió phơn Tây Nam. Dù có sức chống chịu cao nhưng loại vịt này đang dần bị mai một bởi nhiều nguyên do khác nhau mà một trong những nguyên nhân chính là mật độ đẻ trứng chỉ được 70 đến 100 trứng/con/năm.

Không những sản lượng trứng không cao, giống vịt này còn khó nhân giống. Theo thống kê, một đàn vịt bầu với số lượng 500 con thì chỉ đẻ được 200 trứng/ngày, tỷ lệ nở thành công chỉ khoảng 80%. Mỗi con vịt giống bán ra thị trường có mức giá khá cao, từ 15.000 đến 20.000 đồng/con vì sản lượng con giống thấp.

Vịt bầu Quỳ Châu có nguồn gốc từ xa xưa để lại, nhưng trong quá trình phát triển đã bị lai tạp với một số giống vịt khác, nguyên nhân dẫn đến lai tạp là do người dân nuôi nhỏ lẻ lẫn với giống vịt khác. Muốn nuôi được dòng vịt này, người nuôi phải có điều kiện kinh tế bởi chi phí nuôi cao, đặc biệt là giai đoạn vịt đang còn nhỏ. Vịt bầu ăn nhiều, thời gian nuôi kéo dài hơn nuôi vịt thương phẩm thông thường nhưng đầu ra thị trường không ổn định nếu không bắt nhịp được. Vì vậy, ít người mặn mà với việc nuôi vịt bầu.

Chị Phạm Thị Nga ở bản Bình 3, xã Châu Bình cho biết: “Trước đây, để tìm mua một cặp vịt bầu phải vào tận trong các bản vùng sâu vùng xa với giá rất đắt 500.000 đồng/1 cặp”.

Bảo tồn phát triển vịt bầu Quỳ đặc sản

Đây là giống gen quý, vả lại vịt bầu Quỳ đã quen với khí hậu thổ nhưỡng đất đai vùng Quỳ Châu nên đầu năm 2016, những hộ chăn nuôi như chị Nga được dự án Hỗ trợ khôi phục và phát triển đàn vịt bầu Quỳ hỗ trợ cho 1.000 con giống. Từ đó chị mạnh dạn đầu tư nhân đàn.

Theo chị Nga, mặc dù con giống từ dự án khó nuôi vì quá nhỏ, nhưng nhờ áp dụng KHKT vào chăn nuôi, đàn vịt đã phát triển tốt. Sau lứa nuôi đầu tiên, chị tiếp tục lựa chọn những con giống khỏe với 350 con vịt mái, 50 con vịt trống để nhân giống, số còn lại thì đem bán thịt. Đến bây giờ đàn vịt bầu Quỳ đã bước sang lứa nuôi thứ 6 cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Còn vợ chồng anh Vi Nhật Kế ở bản Chao, xã Diên Lãm (huyện Quỳ Châu) hơn mọt tháng nay, có thêm động lực trong phát triển kinh tế gia đình khi được Hội Nông dân huyện hỗ trợ 200 con vịt chuẩn nguồn gen vịt bầu bản địa. Đàn vịt bầu Quỳ của gia đình anh sau hơn 1 tháng nuôi đã cho trọng lượng mỗi con từ 1 – 1,2kg.

“Được Hội Nông dân tặng 200 con giống và hỗ trợ 2 tháng chi phí thức ăn, đồng thời cán bộ hội hướng dẫn rất tỉ mỉ cách chăm sóc nên vợ chồng tôi rất vui, tự tin và sẽ nỗ lực để chăm đàn đạt kết quả cao” – anh Vi Nhật Kế nói.

Trong quy mô gia trại của gia đình, anh Vi Nhật Kế ưu tiên vị trí thuận lợi nhất để khoanh nuôi đàn vịt bầu trên sườn đồi, có chuồng và hố nước cho vịt tắm mát, xung quanh được rào chắn bằng lưới B40. Anh còn đầu tư máy xay cỏ để cắt nhỏ thân cây chuối làm thức ăn cho đàn vịt.

Cùng với hộ anh Vi Nhật Kế, tại xã Diên Lãm hiện nay Hội Nông dân huyện Quỳ Châu còn hỗ trợ 2 hộ khác 600 con giống vịt bầu chuẩn nguồn gen vịt bản địa Quỳ Châu. Diên Lãm là 1 trong 9 xã của Quỳ Châu có các hộ dân được hỗ trợ giống vịt bầu, vừa để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, vừa thực hiện việc bảo tồn nguồn gen vịt bầu bản địa, hướng tới mục tiêu phát triển giống vật nuôi chủ lực của huyện.

Hiện nay trên toàn huyện Quỳ Châu đang duy trì và phát triển 8.000 con vịt bầu trên 9 xã (trừ Châu Thắng, Châu Bính và thị trấn Tân Lạc). Trong đó tập trung nhiều ở một số xã có điều kiện thuận lợi như Châu Tiến, Châu Hạnh, Châu Bình, Diên Lãm… và dựa trên cơ sở bình tuyển đàn vịt hiện có trên địa bàn và giống gen vịt bầu Quỳ được lưu tại Viện chăn nuôi.

 

Bài viết cùng chủ đề: