Ai bảo mua chung cư để ở là lỗ đâu, chứ em thấy nếu biết tính toán dùng tiền có được làm đòn bẩy tài chính, lời không ít đâu à nha.

Để em kể cho chị em nghe câu chuyện này em tình cờ đọc được trên trang VTC News, thấy khá là hay nên muốn chia sẻ để chị em cùng học hỏi. Sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ và quyết định, hồi năm 2019, anh Đ. quyết định cùng vợ mua 1 căn hộ chung cư rộng gần 100m2 với thời hạn sở hữu 50 năm tại Hà Nội.

Thời điểm mua, căn hộ có giá 25 triệu đồng/m2 với tổng số tiền phải trả là 2,45 tỷ đồng. Do có vị trí đắc địa, nằm ngay mặt đường lớn, tầng hầm lại là chợ và tầng trệt với đầy đủ tiện ích gồm ngân hàng, tiệm café… Anh cho rằng bản thân mình và vợ con vừa sở hữu được căn hộ cùng với rất nhiều tiện ích, nhiêu đó tiền không phải là đắt. Đến 50 năm chung cư xuống cấp, lúc đó cũng hết đời người rồi, nếu mình ở nhà phố với từng ấy năm thì cũng phải đập đi xây lại, chứ đừng nói đến chung cư. Nghĩ là làm, nên vợ chồng anh quyết định xuống tiền mua ngay.

Mua xong, vợ chồng anh dư được hơn 1 tỷ đồng, anh đã dùng số này mua 1 mảnh đất ở vườn Phú Cát, Hà Nội với diện tích rộng khoảng 1.000 m2, trong đó có 200m2 là đất thổ cư.

Sau 2 năm mua mảnh đất đó, cơn sốt đất tại khu vực này xuất hiện, trước mua với giá 1 tỷ, nay vợ chồng anh đã có thể bán với giá 6,5 tỷ đồng. Chỉ trong vòng 3 năm mà anh đã lời được nhiêu đây, trong khi nếu dồn hết tiền mua căn hộ chung cư thuộc dạng sở hữu vĩnh viễn thì anh sẽ không bao giờ có được số tiền lời kia. Thực tế, chung cư có thời hạn sở hữu 50 năm hay vĩnh viễn, chất lượng xây dựng đều như nhau cả.

Nhà là nơi để ở, chỉ cần mình thấy chất lượng cuộc sống ở đó tốt là được. Còn nói để lại cho con cháu sau này thì khó lắm, chung cư nào cũng vậy, ở lâu dài nó cũng giống như nhà tập thể thời kỳ trước xuống cấp vậy. Việc sử dụng vào thời điểm đó, bản thân mình không thể tự quyết được mà phải chờ cơ quan chức năng vào cuộc để tìm kiếm các nhà đầu tư. Thực tế, nếu chúng ta nhìn các khu nhà tập thể cũ được cải tạo hiện nay sẽ thấy, việc đền bù 1 căn nhà mới hay 1 suất tái định cư ngay trên chính mảnh đất đó là điều khó khăn và mất thời gian, trong khi nhà vẫn thuộc quyền sở hữu của mình mà không thể ở cũng không thể làm gì được.

Nếu đã xác định mua chung cư để ở chỉ nên nghĩ là để hưởng thụ và ở sung sướng, còn nếu muốn xem nhà là tài sản của mình thì tốt nhất chỉ nên mua đất thổ cư và đất nền. Vì chỉ có đất mới giữ được giá trị và thậm chí có lúc lên nhanh hơn mình tưởng. Ngược lại, đối với chung cư càng ở lâu càng khó lên giá và nhất là loại chung cư bình dân nếu không được bảo trì tốt, chung cư xuống cấp…

Những ngày gần đây, các nhà chức trách đang lên phương án sửa đổi Luật nhà ở. Theo đó, có thể sẽ giới hạn thời hạn sở hữu nhà ở chung cư còn 50 năm hoặc 70 năm. Đến khi hết hạn, các nhà chức trách sẽ kiểm định chất lượng để xem xét tiếp tục dùng hay chấm dứt quyền sở hữu để phá dỡ và xây dựng lại nhà ở. Hoặc sẽ quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư theo quy định của pháp luật về đất đai, đó là ổn định và lâu dài.

Các nước trên thế giới hiện có quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư, chẳng hạn như Trung Quốc 70 năm, Thái Lan 30 năm, Singapore 90 năm, Mỹ 99 năm… Do đó đối với nhà chức trách khi đưa ra đề xuất giới hạn thời hạn sở hữu chung cư 50 năm hay 70 năm không có gì là mới.

Họ cho rằng nếu nhìn mặt tích cực, có thể chính sách này thông qua sẽ làm cho giá thành căn hộ giảm xuống, nhờ đó người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Đồng thời, chính sách này còn giúp việc cải tạo và xây lại chung cư cũ, chỉnh trang đô thị thuận lợi hơn nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và tính mạng cho người dân. Song nếu nghĩ về mặt tiêu cực, chính sách sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý của người dân vì trước giờ có thói quen sở hữu nhà ở lâu dài và vĩnh viễn, cú sốc này có thể khiến họ có phản ứng mạnh mẽ vì cảm giác bị mất đi quyền lợi trước giờ.

Nghe câu chuyện của anh Đ. xong, nhiều bạn đọc nói rằng, phải chi các anh dùng số tiền vài trăm triệu chỉ để thuê nhà chung cư ở, rồi dùng toàn bộ số tiền còn lại đầu tư đất, có lẽ lãi đã gấp 3 lần so với lãi thực tế họ đang nhận. Tính vậy có phải là hay hơn không?