Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
116 lượt xem

Những câu thoại chạm cảm xúc của ‘Bố già’

Mang đậm dấu ấn đời sống, phim ‘Bố già’ khiến khán giả tâm đắc, thậm chí rơi lệ bởi nhiều câu thoại nói đúng vấn đề, chạm đúng cảm xúc về tình cha con và chuyện gia đình.

Tao thương mày mà” – “Tui thương ba”. Đàn ông vốn ngại bày tỏ cảm xúc. Vậy nên, cha con ông Sang (Trấn Thành đóng) và Quắn (Tuấn Trần đóng) quen ăn nói cộc cằn, thương nhau chỉ giấu trong dạ. Chỉ khi gia đình lâm vào bi kịch, quá lo quá xót cho nhau mà không biết làm gì, họ mới thốt ra được những câu chữ tưởng đơn giản nhưng đầy khó khăn này để biểu đạt chân tình.

Câu xin lỗi rất khó nói, nhưng nói ra rồi thì dễ thương lắm, bà Cẩm Lệ (Lê Giang đóng) khuyên Quắn (Tuấn Trần đóng) bằng một giọng hóm hỉnh và nhẹ nhõm. Nếu ông Sang và Quắn mỗi người nhường nhau một bước, căn nhà của họ đã bớt đi những tranh cãi ồn ào.

“Câu xin lỗi rất khó nói, nhưng nói ra rồi thì dễ thương lắm”, bà Cẩm Lệ (Lê Giang đóng) khuyên Quắn (Tuấn Trần đóng) bằng một giọng hóm hỉnh và nhẹ nhõm. Nếu ông Sang và Quắn mỗi người nhường nhau một bước, căn nhà của họ đã bớt đi những tranh cãi ồn ào.

Con xin lỗi, ba chữ tưởng như đơn giản lại vô cùng khó mở lời với Quắn. Câu thoại được thả vào nhịp cao trào của phim tạo nên cảm xúc dằn lòng nghẹn ngào của nhân vật, mang đến một trong những cảnh giàu cảm xúc nhất của phim Bố già.

“Con xin lỗi”, ba chữ tưởng như đơn giản lại vô cùng khó mở lời với Quắn. Câu thoại được thả vào nhịp cao trào của phim tạo nên cảm xúc dằn lòng nghẹn ngào của nhân vật, mang đến một trong những cảnh giàu cảm xúc nhất của phim Bố già.

Con mới khá hơn một năm nay thôi. Còn tính tình ba con như vậy đã mấy chục năm rồi, làm sao mà thay đổi ngay được. Đây tiếp tục là một lời khuyên nhủ đầy khách quan và trải nghiệm mà Cẩm Lệ dành cho Sang. Câu nói không phủ nhận những cổ hủ, cố chấp của người làm cha làm mẹ, nhưng cũng nhắn nhủ những đứa con thấu hiểu cho suy nghĩ của bậc sinh thành.

“Con mới khá hơn một năm nay thôi. Còn tính tình ba con như vậy đã mấy chục năm rồi, làm sao mà thay đổi ngay được”. Đây tiếp tục là một lời khuyên nhủ đầy khách quan và trải nghiệm mà Cẩm Lệ dành cho Quắn. Câu nói không phủ nhận những cổ hủ, cố chấp của người làm cha làm mẹ, nhưng cũng nhắn nhủ những đứa con thấu hiểu cho suy nghĩ của bậc sinh thành.

Tại sao ba cứ hy sinh cho người khác mà không quan tâm người ta có cần hay không?, Quắn nổi cáu khi ông Sang không chăm lo cho sức khỏe bản thân, nghĩ thay cho con cái và người nhà đủ mọi chuyện.

“Tại sao ba cứ hy sinh cho người khác mà không quan tâm người ta có cần hay không?”, Quắn nổi cáu khi ông Sang không chăm lo cho sức khỏe bản thân, nghĩ thay cho con cái và người nhà đủ mọi chuyện.

Gia đình tao tao phải thương chứ” – “Đấy không phải gia đình, đấy chỉ là họ hàng”. Quắn chướng mắt vì ông Sang thì một lòng một dạ tốt với anh chị em, trong khi những người ruột thịt xem thường cha con họ. Câu thoại vạch ra ranh giới giữa cái gọi là gia đình và họ hàng. Họ hàng hay ruột thịt được định danh bằng huyết thống. Còn gia đình phải là những người tôn trọng, thương xót nhau thật lòng, cho dù có phải máu mủ ruột rà hay không.

Hãy trả lại sự cân bằng cho vạn vật. Những điều đau khổ phải xảy ra để có những điều tốt đẹp. Đây là câu thoại đầy triết lý mà vị sư thầy (NSND Việt Anh đóng) nói với ông Sang. Người ta hay bảo nước mắt chảy xuôi, ngụ ý cha mẹ lo co con thì nhiều chứ con cái không lo cho cha mẹ được bao nhiêu. Phim Bố già thì truyền tải thông điệp có phần khác biệt. Bố mẹ vất vả vì con cả một đời. Đến khi tuổi già sức yếu, bố mẹ nên cho con cái cơ hội được hy sinh cho mình, sống vì mình. Không nhận sự chăm lo của các con đôi khi cũng là cách hành xử ích kỷ.

“Hãy trả lại sự cân bằng cho vạn vật. Những điều đau khổ phải xảy ra để có những điều tốt đẹp”. Đây là câu thoại đầy triết lý mà vị sư thầy (NSND Việt Anh đóng) nói với ông Sang. Người ta hay bảo “nước mắt chảy xuôi”, ngụ ý cha mẹ lo cho con thì nhiều chứ con cái không lo cho cha mẹ được bao nhiêu. Phim Bố già thì truyền tải thông điệp có phần khác biệt. Bố mẹ vất vả vì con cả một đời. Đến khi tuổi già sức yếu, bố mẹ nên cho con cái cơ hội được hy sinh cho mình, sống vì mình. Không nhận sự chăm lo của các con đôi khi cũng là cách hành xử ích kỷ.

“Chúng ta có nhiều thời gian, bố mẹ thì không”. Đây là dòng chữ cuối cùng hiện lên màn ảnh trước khi phim Bố già khép lại, cũng là điều mà Trấn Thành gửi gắm qua tác phẩm của mình. Những người con hãy trân trọng mỗi phút giây còn được ở bên bố mẹ và bố mẹ hãy trân trọng mỗi ngày được con cái báo hiếu.

Tôi biết bà thương tôi, nhưng tôi không muốn bà vì tôi mà chịu khổ. Nhà tôi phức tạp, mẹ thằng Sang phải bỏ đi. Tôi không muốn ai phải chịu khổ cùng tôi, ông Sang thổ lộ với bà Cẩm Lệ một cách dung dị mà đong đầy tình cảm. Bên cạnh câu chuyện gia đình nhiều mâu thuẫn, chuyện tình cặp đôi tuổi xế chiều dù không nhiều đất diễn nhưng đáng yêu, đáng nhớ.

“Tôi biết bà thương tôi, nhưng tôi không muốn bà vì tôi mà chịu khổ. Nhà tôi phức tạp, mẹ thằng Sang phải bỏ đi. Tôi không muốn ai phải chịu khổ cùng tôi”, ông Sang thổ lộ với bà Cẩm Lệ một cách dung dị mà đong đầy tình cảm. Bên cạnh câu chuyện gia đình nhiều mâu thuẫn, chuyện tình cặp đôi tuổi xế chiều tuy không nhiều đất diễn nhưng đáng yêu, đáng nhớ.

Bài viết cùng chủ đề: