Theo giới chuyên gia, bạn không cần phải tránh ‘gần gũi’ trong kỳ kinh nguyệt, chuyện ấy thậm chí có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe, bao gồm cả việc giảm đau bụng kinh.
Giảm đau
Đau bụng kinh là kết quả của việc tử cung co bóp để giải phóng niêm mạc. Khi bạn đạt cực khoái, các cơ tử cung cũng co bóp rồi thả ra. Việc giải phóng đó sẽ giúp giảm đau bụng kinh.
Tình dục cũng kích hoạt giải phóng các chất hóa học gọi là endorphin, khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Ngoài ra, việc tham gia vào hoạt động t*** dục chiếm giữ tâm trí của bạn, “liệu pháp” này giúp bạn thoát khỏi sự khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh là kết quả của việc tử cung co bóp để giải phóng niêm mạc. |
Rút ngắn thời gian “đèn đỏ”
Quan hệ t*** dục có thể làm cho thời gian “đèn đỏ” của bạn ngắn hơn. Cụ thể, các cơn co thắt cơ khi đạt cực khoái sẽ đẩy niêm mạc ra ngoài nhanh hơn.
Tăng ham muốn
Ham muốn t*** dục của bạn thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt do sự dao động nội tiết tố. Theo một số nghiên cứu, nhiều người tham gia nói rằng ham muốn t*** dục của họ tăng lên trong thời kỳ rụng tr***, tức là khoảng 2 tuần trước kỳ kinh, những người khác lại cho biết họ cảm thấy hưng phấn hơn trong kỳ kinh nguyệt.
Ham muốn t*** dục của bạn thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt do sự dao động nội tiết tố. |
Bôi trơn tự nhiên
Thực tế là trong những ngày “đèn đỏ”, máu sẽ hoạt động như một chất bôi trơn tự nhiên khi QH t*** dục.
Làm giảm cơn đau nửa đầu
Theo một nghiên cứu năm 2017, khoảng một nửa số phụ nữ mắc chứng đau nửa đầu bị tái bệnh trong kỳ kinh nguyệt, đó là lý do họ tránh né QH t*** dục. Nhưng một nghiên cứu năm 2013 cho thấy nhiều người có QH t*** dục cho biết chuyện ấy làm giảm một phần hoặc hoàn toàn các cơn đau của họ.
Tác dụng phụ của chuyện ấy trong kỳ “đèn đỏ”
Nhược điểm lớn nhất của QH t*** dục trong thời kỳ kinh nguyệt là sự lộn xộn. Máu có thể dính vào bạn ti** và ga trải giường, đặc biệt nếu đối tác nữ bị ra máu nhiều. Ngoài việc làm bẩn giường, chảy máu cũng khiến đối tác nữ cảm thấy tự ti. Lo lắng về điều này sẽ làm mất đi một phần hoặc toàn bộ niềm vui.
Một lo lắng khác về QH t*** dục trong kỳ kinh nguyệt là nguy cơ lây truyền bệnh qua đường t*** dục (STI), như viêm gan. Virus này sống trong máu và có thể lây truyền qua tiếp xúc với máu kinh nguyệt bị nhiễm bệnh.
Sử dụng BCS mỗi khi “gần gũi” sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường t*** dục.
Nếu bạn dự định â* ái trong thời kỳ kinh nguyệt và đang sử dụng băng vệ sinh, bạn cần phải tháo nó ra trước. Một chiếc tampon bị bỏ quên có thể bị đẩy sâu vào âm đạo và bạn cần phải đến gặp bác sĩ để loại bỏ nó.
Bạn có thể mang thai?
Nếu bạn không chủ động cố gắng thụ thai thì sử dụng phương pháp bảo vệ, chẳng hạn như BCS, là một ý tưởng hay, bất kể bạn đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt. Cho dù tỷ lệ thụ thai thấp hơn trong thời kỳ kinh nguyệt, nhưng bạn vẫn có thể mang thai vào thời điểm này.
Bạn có nhiều khả năng mang thai nhất trong thời điểm rụng tr***, xảy ra khoảng 2 tuần trước khi kỳ kinh của bạn bắt đầu. Tuy nhiên, độ dài chu kỳ của mỗi người là khác nhau. Độ dài chu kỳ thậm chí có thể thay đổi hàng tháng.
Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt ngắn thì khả năng mang thai trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ cao hơn. Cũng nên lưu ý rằng t*** trùng có thể sống sót trong cơ thể bạn tới 7 ngày. Vì vậy, nếu bạn có chu kỳ 22 ngày và bạn rụng tr*** ngay sau khi có kinh, thì có khả năng bạn sẽ rụng tr*** trong khi t*** trùng vẫn còn trong đường sinh sản của bạn.
Bạn có cần sử dụng biện pháp bảo vệ không?
Yêu cầu bạn ti** đeo BCS mỗi khi QH t*** dục để giảm khả năng mang thai và mắc các bệnh lây truyền qua đường t*** dục.
Nếu bạn hoặc bạn ti** bị dị ứng với cao su, bạn nên sử dụng các hình thức bảo vệ khác. Bạn cũng có thể hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn.