Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
139 lượt xem

Ninh Bình: Nuôi con không chân trong bể xi măng, nông dân sống khỏe, người thu nhập trăm triệu, người bán 1,3 triệu con sang tận nước ngoài

Gia đình anh Nguyễn Ngọc Thủy, xã Vân Trường, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã áp dụng gắn mã số, mã vạch cho lươn, từ đó nâng cao giá trị cho mô hình nuôi

Trên diện tích 4 mẫu cấy lúa kém hiệu quả, từ năm 2019 anh Thủy thuê của UBND xã Vân Trường, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) để cải tạo mặt bằng, đầu tư xây dựng khu nuôi lươn giống, lươn thương phẩm trong bể xi măng.

Anh Thủy cho hay, việc thay đổi phương thức nuôi lươn trong bể xi măng đã góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Đặc biệt, từ khi nuôi lươn áp dụng đăng ký dán tem truy xuất nguồn gốc, giá trị sản phẩm được nâng lên rõ rệt. Quy trình quản lý này được thực hiện theo các bước: Đầu vào con giống sẽ có một nhãn truy xuất từ nhà cung cấp; sau khi thu hoạch, sản phẩm đầu ra sẽ được dán nhãn truy xuất của hộ nuôi trồng lên lô sản phẩm trước khi giao cho nhà thu mua.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản này cho phép giám sát toàn bộ quy trình sản xuất một cách hiện đại, khoa học. Việc hoàn thiện theo tiêu chuẩn nói trên tiêu tốn khá nhiều thời gian, kinh phí cho các hộ nông dân. Đổi lại, sản phẩm của người nông dân làm ra được thị trường nước ngoài chấp nhận, giá trị kinh tế được nâng cao. Khi sản phẩm có mã số, mã vạch thì việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm khá đơn giản.

Chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã QR người tiêu dùng sẽ biết địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp và đặc biệt là nắm rõ quy trình làm ra sản phẩm.

“Mỗi lứa lươn tôi thường nuôi từ 8 – 10 tháng. Lươn có đặc tính ưa tối, thích trú ẩn, thường sống chui rúc trong bùn nên khi nuôi trong bể xi măng phải tạo nơi trú ẩn cho lươn bằng cách làm các giá thể bằng dây nilon đen…”, anh Thủy tiết lộ.

Lươn khá mẫn cảm với môi trường nước trong bể, vì vậy hàng ngày phải thay nước sạch sau khi cho ăn; trên mặt nước nhất định phải rải nhiều sợi nilon làm giá thể để lươn trú ngụ. Nuôi lươn không bùn rất hiệu quả, không tốn nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ phải bỏ ra khoảng 20 phút cho lươn ăn và thay nước theo quy định, làm sao bảo đảm nước luôn sạch và trong thì con lươn sẽ đỡ bệnɦ, anh Thủy chia sẻ.

Mỗi năm từ mô hình nuôi lươn không bùn anh Thủy bán ra các tỉnh, thành phố và xuất sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan trên 1,3 triệu con lươn giống, lươn thương phẩm, doanh thu đạt vài trăm triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Phạm Văn Tài sinh năm 1984, xã Ninh An, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) cho người nuôi thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm

Do chưa có kinh nghiệm nên thời gian đầu anh Tài chọn nuôi giống lươn đồng, nuôi trong các bể bùn như môi trường tự nhiên. Anh Tài cho biết, giống lươn đồng có kích thước nhỏ, lại “kén” thức ăn nên hiệu quả kinh tế thấp. Sau khi tìm tòi, tham quan các trại nuôi lươn có tiếng ở tỉnh Cần Thơ để học hỏi kinh nghiệm.

Sau đó, anh quyết định chuyển sang mô hình nuôi lươn không bùn, con giống là lươn Cần Thơ từ năm 2015. Đây là giống lươn to, nhiều thịt, con giống đã được các trại giống thuần hóa nên dễ nuôi. Để xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn, anh đầu tư gần trăm triệu đồng để xây bể nuôi, lắp hệ thống dẫn nước, mua giống lươn, thức ăn để bắt đầu khởi nghiệp.

“Lúc đầu tôi nuôi trong các bể nổi, lót bạt dưới đáy nên khâu vệ sinh rất vất vả, thêm nữa độ bền kém. Sau đó tôi chuyển sang nuôi bể xi măng, lát gạch men dễ vệ sinh, dễ thay nước. Để tạo môi trường cho lươn sinh sống, bám trú, cần có thêm một lượng lớn rong, rêu, vừa để điều hòa nhiệt độ và môi trường nước”, anh Tài chia sẻ.

Mô hình của anh Tài hiện nay đang có 6 bể nuôi, mỗi bể diện tích chỉ khoảng 5m2, cao khoảng 70 cm, có lỗ để có thể chủ động tiêu thoát nước và lọc chất thải… Thức ăn cho lươn rất đa dạng, tùy vào các mốc sinh trưởng. Lươn giống thường ăn trùn chỉ (một giống giun nước, thân nhỏ, thường dùng để nuôi cá vàng); đến tuổi trưởng thành cho ăn cám trộn ốc bưu vàng.

Khoảng 2 năm trở lại đây, anh Tài tự nghiên cứu, nhân giống thành công giống lươn. Anh phấn khởi cho biết: Các trại lớn, công ty thì tôi không biết, còn mô hình của cá nhân thì tôi là người đầu tiên nhân giống thành công giống lươn. Hiện nay tôi đã chuyển 2 bể nuôi thành bể nhân giống. Sẵn sàng cung cấp giống lươn Cần Thơ chính hiệu cho người có nhu cầu. Không chỉ có vậy, nếu ai có ý định xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn, có thể tìm đến tôi để tham khảo, tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình.

Ưu điểm của nuôi lươn không bùn là ít tốn công chăm sóc, ít tốn diện tích, đầu ra thuận lợi và giá cả luôn ổn định ở mức cao, anh Tài cho hay. Mặt khác lươn ít nhiễm bệnɦ, do không tiếp xúc với vi khuẩn trong môi trường bùn đất. Trong khi đó, chất lượng thịt lươn vẫn đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng, được thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Năm 2021, chỉ có 4 bể nuôi, sau 2 vụ anh Tài thu về gần 1 tấn lươn, sau khi trừ hết chi phí, anh nhẩm tính thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Bài viết cùng chủ đề: