Nhờ sự cần cù, chịu khó, sau 5 năm nuôi chim bồ câu Pháp, anh Vũ Văn Tài (sinh năm 1992) đến nay đã trang trại duy trì 1.200 đôi chim bồ câu bố mẹ.
Năm 2022, từ việc bán chim giống, thương phẩm…trừ mọi chi phí anh Tài lãi khoảng 400 triệu đồng.
Chim bồ câu Pháp luôn “cháy hàng”
Năm 2018, anh Vũ Văn Tài (xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) quyết định vay vốn, đầu tư phát triển kinh tế. Qua tìm hiểu, anh Tài biết đến với mô hình nuôi con chim bồ câu lai Pháp. Anh Tài tự tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật nuôi giống bồ câu qua sách báo, internet, các hội nhóm chim câu và đi tham quan những mô hình ở một số tỉnh như: Tỉnh Bắc Giang, Thanh Hóa…
“Bước đầu khởi nghiệp tôi nuôi với hơn 100 đôi chim bồ câu Pháp để nhân giống, kết hợp nuôi con ngan, gà, vịt và thả cá…trên tổng diện tích hơn 1 ha để đánh giá hiệu quả của từng loại vật nuôi.
Sau thời gian nuôi thử nghiệm, thấy con chim bồ câu Pháp dễ nuôi, nhanh lớn, ít dịch bệnɦ, thức ăn đơn giản, lại không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc…Tôi quyết định nuôi con bồ câu Pháp làm chủ lực ở trang trại”, anh Tài cho biết thêm.
Thịt con chim bồ câu Pháp bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: Nấu cháo, quay…nhất là để bồi bổ cho trẻ em, người bệnɦ. Vì thế, trang trại nhà tôi nhiều người đến hỏi mua chim bồ Pháp thương phẩm nhưng không có để bán.
Chia sẻ bí quyết chọn chim bồ câu giống
Để nuôi con chim bồ câu Pháp hiệu quả, anh Vũ Văn Tài chia sẻ:
Khâu chọn giống là quan trọng nhất, bởi lẽ chúng sẽ quyết định đến đầu ra của đàn chim trong tương lai, chất lượng thịt và sự ưa chuộng của khách hàng. Lựa chọn con giống phải chuẩn chim bồ câu Pháp, chim đảm bảo khỏe mạnh, lông mượt, nhanh nhẹn, không có bệnɦ ᴛậᴛ và dị ᴛậᴛ…
Thức ăn của con chim bồ câu Pháp cũng rất đơn giản, chủ yếu là cám, thóc và ngô, chia theo tỷ lệ 50/50. Trong quá trình nuôi chú trọng đến các đợt uống vắc xin phòng bệnɦ, sử dụng men vi sinh trộn lẫn vào thức ăn, nước uống hoặc phun khử trùng tại khu chuồng để giảm mùi hôi, tăng sức đề kháng cho chim.
Ngoài ra, chuồng trại nuôi con chim bồ câu Pháp cũng phải được đầu tư kiên cố, ngăn thành từng dãy lồng, mỗi dãy lồng lại được chia thành từng ngăn để nuôi từng loại chim bố mẹ. Đồng thời, có hệ thống cấp nước uống tự động cho đàn chim, có quạt thông gió đảm bảo chuồng trại luôn thoáng mát và hệ thống tưới mái tự động, làm mát vào mùa hè.
Kỹ thuật ấp trứng
Quá trình nuôi và chăm sóc con chim bồ câu Pháp tương đối đơn giản, từ lúc chim nở đến lúc sinh sản từ 5-6 tháng. Khoảng 30-35 ngày chim đẻ 1 lần, mỗi lần bình quân 2 trứng. Chim bồ câu bố mẹ sẽ chăm con non bằng cách mớm thức ăn cho đến tận khi chim con được xuất bán.
Anh Tài nói: “Để tỉ lệ trứng chim bồ câu Pháp nở hiệu quả, tôi sử dụng máy ấp trứng khoảng 18 ngày thì nở và chỉ sau khoảng 10 ngày nuôi con, chim mẹ tiếp tục đẻ lứa tiếp theo. Nhờ phương pháp này đã rút ngắn thời gian ấp của chim xuống còn 14 ngày. Thông thường, mỗi năm một cặp chim bố mẹ sẽ cho từ 9-10 cặp chim con”.
Với 1.200 đôi chim bố mẹ, bình quân mỗi tháng anh Tài đưa vào thị trường hơn 700 đôi con chim thương phẩm, chưa kể các đơn hàng nhà hàng, đám cưới phải đặt trước mới có hàng. Trừ mọi chi phí như năm 2022, anh Tài lãi 400 triệu đồng từ việc bán chim giống, thương phẩm.
Giờ đây anh Tài có thể hoàn toàn chủ động về kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim bồ câu với kinh nghiệm 5 năm của mình.
Dân Việt