Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
4658 lượt xem

Ninh Bình: Nuôi trâu, nuôi bò kiểu “du mục” con nào cũng béo tốt, tháng nào lão nông cũng thu đều hơn 10 triệu đồng

Hiện đàn trâu ông Duyên đang nhận chăn thả hơn 70 con, trong đó có 1 con trâu đực để phối giống nên được chăn thả “đặc biệt”.

Nhiều năm nay, ông Phạm Văn Duyên (56 tuổi, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) cùng đàn trâu, bò gần 100 con đã sống theo hướng “du mục”. Ở đâu nghe nói có khu đất trống, nhiều cỏ và nước uống là ông Duyên cùng đàn trâu, bò lại có mặt.

Cả ngày “làm bạn” với trâu, bò

Trời vừa hửng nắng, ông Phạm Văn Duyên lại tất bật với công việc chăn thả gần 100 con trâu, bò ra khu đất trống rộng hàng chục ha thuộc địa phận xã Sơn Lai (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), ở đó có những bãi cỏ xanh trải dài ngút ngàn.

Những con trâu, bò được ông Duyên nhận chăn thả theo kiểu “du mục” hầu như con nào cũng khỏe mạnh, béo tốt, không bị dịch bệnh…Khi vùng đất ông Duyên thả trâu, bò hết cỏ, đất bị thu hồi, ông cùng đàn trâu, bò gần 100 con lại chuyển đi tìm miền đất mới…

Trò chuyện với phóng viên, ông Phạm Văn Duyên (56 tuổi, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thổ lộ: “Tôi chăn trâu, bò thuê cho người ta, mỗi tháng bao gồm cả ăn, uống là được trả 10 triệu đồng. Ban đầu đàn trâu, bò ở đây có khoảng 30 con được mua tại tỉnh Nghệ An với giá 36 triệu đồng/cặp…Giờ đàn trâu, bò tôi đang chăn thả hằng ngày đã lên tới gần 100 con rồi”.

“Nghề chăn trâu, bò theo kiểu “du mục” cũng không vất vả lắm, chỉ tội phải xa gia đình nhiều tháng. Tôi thường “phiêu bạt” mỗi nơi khoảng 2-3 tháng lại di chuyển đến vùng đất mới, cả ngày đêm đều “làm bạn” với con trâu, bò.

Nhiều vùng đất cách nhà hàng chục km, vào buổi tối cảnh vật yên tĩnh chỉ có tiếng ếch, nhái kêu vang cũng thấy buồn lòng, nhưng lâu rồi thành quen”, ông Phạm Văn Duyên tâm sự.

Một cặp trâu bán giá 50 triệu đồng

Hiện đàn trâu ông Duyên đang nhận chăn thả hơn 70 con, trong đó có 1 con trâu đực để phối giống nên được chăn thả “đặc biệt”.

Con trâu có tính bầy đàn cao, khi mua về nhập vào đàn nào thì hàng ngày con trâu theo đàn đó đi ăn, không tự ý nhập vào đàn khác.

Ngoài ra, trâu rất thích ở ngoài đồng để ngâm mình dưới nước nên hầu như cả ngày phải thả lan, đến chiều mới dắt về cột. Vì con trâu dễ tính, thức ăn chính là cỏ, chỉ cần cung cấp đủ lượng cỏ cần thiết, còn lại hầu như không phải tốn công chăm sóc gì nhiều.

Việc chăn thả trâu, bò theo hướng “du mục” hầu như sống dựa vào tự nhiên, đàn trâu rất khỏe không mắc dịch bệnh. Nuôi trâu kiểu này không tốn tiền làm chuồng trại kể cả vào mùa mưa. Cần lưu ý, khi đưa trâu, bò đến vùng đất mới phải quan sát xem vị trí thuận lợi để cột trâu, bò vào buổi tối, nên chọn ngược hướng gió là tốt nhất.

“Hiện nay, giá bán trâu, bò mỗi căp giao động khoảng 50 triệu đồng. Năm 2020, ông Nguyễn Bình (chủ đàn trâu, bò) bán 10 cặp cũng được khoảng 500 triệu đồng. Nghề chăn nuôi trâu, bò thuê theo hướng “du mục” nay đây mai đó nên sinh hoạt cũng tạm bợ, cơ bản có gì ăn đó, và lại công việc cũng nhẹ nhàng, thu nhập cũng ổn định”, ông Phạm Văn Duyên nói với phóng viên

 

Bài viết cùng chủ đề: