Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
6964 lượt xem

Nuôi cá đặc sản “mặc áo hoa”, lão nông Kiên Giang lộ bí quyết bỏ túi tiền tỷ/năm

Nuôi cá mú trân châu đã và đang trở thành nghề mới được nhiều bà con vùng ven biển áp dụng giúp mang lại giá trị kinh tế cao

Nhận thấy tiềm năng kinh tế từ loài cá mú trân châu, thích hợp thả nuôi tại vùng ven biển An Biên, ông Nguyễn Việt Bình ngụ xã Nam Yên, huyện An Biên (Kiên Giang) đã tiên phong đưa cá mú thả nuôi trong ao đất.

Cá mú thuộc họ cá song (họ Serranidae), nằm trong bộ cá vược và có tên tiếng Anh là Grouper (hoặc Groper). Cá mú trân châu được lai từ hai loài bao gồm cá mú cọp và cá mú nghệ, do đó nó còn có tên gọi là cá mú lai. Cũng như những con cá cùng loài, cá mú trân châu có cơ thể mập mạp và cái miệng lớn. Bên cạnh đó đôi môi dày với hàm răng nhọn là vũ khí giúp chúng chống lại kẻ thù.

May mắn được kế thừa những điểm nổi bật từ cá mú cọp và cá mú nghệ, cá mú trân châu không chỉ thơm ngon hết sẩy mà còn mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Thịt cá mú trân châu khi được chế biến có độ dai, đàn hồi với vị béo và vị mặn vừa phải. Đặc biệt, sức hút của cá mú trân châu còn đến từ vị ngọt thanh có một không hai, tạo nên vị ngon đặc trưng mà không loài cá nào có được.

Bên cạnh hương vị làm thực khách ngất ngây, say đắm, cá mú trân châu còn mang đến cho người ăn những giá trị dinh dưỡng cực kỳ quý báu. Với hàm lượng cao Protein, vitamin B2, vitamin D, vitamin E và các khoáng chất như canxi, P, Fe,… cá mú trân châu cực kỳ thích hợp cho trẻ bị còi xương, chậm phát triển, cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược,… Đồng thời, cá mú trân châu còn là một phương thuốc hữu hiệu chữa các bệnh như tiểu đường, chứng biến ăn ở phụ nữ sau sinh, chứng bí tiểu, gân xương yếu,…

Nuôi cá mú trân châu đã và đang trở thành nghề mới được nhiều bà con vùng ven biển áp dụng giúp mang lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt nguồn giống cá hiện rất đa dạng cùng với đó giá cá mú trân châu thương phẩm rất cao nên càng được nhiều người lựa chọn để nuôi.

Nhận thấy tiềm năng kinh tế từ loài cá mú trân châu, thích hợp thả nuôi tại vùng ven biển An Biên, ông Nguyễn Việt Bình ngụ xã Nam Yên, huyện An Biên (Kiên Giang) đã tiên phong đưa cá mú thả nuôi trong ao đất. Mô hình này giúp gia đình ông mang về thu nhập lên đến vài tỷ đồng mỗi năm.

Với diện tích đất 20ha, ông Bình thiết kế xây dựng thành nhiều ao, gồm ao trữ nước, ao vèo, ao nuôi thương phẩm. Mỗi ao nuôi thương phẩm có diện tích 5.000m2, thả mật độ 1 con/m2; sau 12 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng từ 1-1,2kg/con, sản lượng khoảng 5 tấn/ao. Mỗi năm ông Bình xuất bán bình quân trên 50 tấn cá mú trân châu thương phẩm.

Nuôi cá mú trân châu trong ao đất khó kiểm soát dịch bệnh hơn so nuôi theo hình thức thả lồng bè, môi trường nước phát sinh ô nhiễm do lượng thức ăn thường phân hủy, cá dễ mắc bệnh về da do lở loét, tỷ lệ hao hụt cao. Sau thời gian dài đi tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, ông Bình rút ra nhiều kinh nghiệm để giảm rủi ro trong quá trình nuôi.

Ông Bình chia sẻ: “Với cách nuôi truyền thống trước đây, cá giống được thả trực tiếp ra ao nuôi, không qua giai đoạn ương, tỷ lệ sống rất thấp, hao hụt khoảng 60-70% số lượng giống, hiệu quả kinh tế không cao. Với cách nuôi mới, tôi có thể kiểm soát được sự phát triển của cá. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp phối trộn các loại chế phẩm vi sinh, khoáng chất, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, cá sinh trưởng tốt, lớn nhanh. Sau giai đoạn 1 tháng, cá đạt kích cỡ từ 10-12cm sẽ được đưa sang thả nuôi trong ao đất. Tỷ lệ sống của cá đạt trên 90%”.

Không ngừng lại ở khâu nuôi thương phẩm, ông Bình mở rộng thêm dịch vụ ương dưỡng và cung cấp cá giống cho các hộ nuôi cá lồng bè trên địa bàn các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, TP. Phú Quốc… với mong muốn chia sẻ, cung cấp nguồn cá giống chất lượng cao, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nông dân có thể yên tâm thả nuôi.

Bài viết cùng chủ đề: