Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
105 lượt xem

Nuôi dê dễ lời – Hướng đi mới cho người dân vùng biên giới

Nhiều hộ dân ở huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi dê hướng thịt. Kết quả bước đầu ghi nhận, mô hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho những hộ nuôi.

Nông dân đã ham mô hình nuôi dê

Hộ đầu tiên là ông Nguyễn Văn Luận (50 tuổi, ấp Công Tạo, xã Bình, Phú, huyện Tân Hồng). Theo ông Luận, năm 2021, từ sự giới thiệu của cán bộ địa phương về mô hình nuôi dê hướng thịt, ông Luận mạnh dạn đầu tư chuồng trại mua 60 con dê giống về nuôi. Do đây là Chương trình Khuyến nông Quốc gia (thuộc Bộ NN&PTNT) nên ông Luận được hỗ trợ 50% tiền mua con giống.

Ông Luận trồng cỏ vôi để nuôi dê.

Sau gần 2 năm nuôi dê, ông Luận nhận định, giống dê lai được công ty cung cấp và đảm bảo đầu ra nên gia đình an tâm. Hơn nữa, trong quá trình nuôi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách chăm sóc dê, cách xây chuồng trại và phối trộn thức ăn như thế nào để dê mau lớn, ít bệnh. Nhờ đó, sau 3 lứa dê, ông Luận nhận thấy mô hình nuôi dê hướng thịt có lợi nhuận cao hơn các mô hình khác từ 20-30%.

Cụ thể, mỗi lứa dê khoảng 3-4 tháng là xuất bán, khi đó trọng lượng dê đạt từ 30-40kg, với giá bình quân dao động từ 115.000 – 125.000 đồng, mỗi con dê ông thu lời trên một triệu đồng.

Ông Luận chia sẻ: “Tôi làm ruộng và ương cá tra giống lâu nay nhưng tôi bắt đầu ham mô hình nuôi dê này. Vì giống dê dễ nuôi, ít bệnh; thức ăn cho dê có thể là cỏ vôi và thức ăn công nghiệp. Nếu người nông dân ít vốn, muốn lời nhiều thì đi cắt cỏ cho dê ăn nên mô hình này rất phù hợp với bà con vùng biên giới”.

Đến hộ chị Phan Thị Bích Tuyền – ấp Gò Bói, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, chúng tôi khá bất ngờ vì từ đàn dê ban đầu 100 con dê giống nhưng nay gia đình chị Tuyền đã tăng lên đến 450 con.

Nhờ nuôi dê mà gia đình chị Tuyền có thu nhập ổn định.

Chị Tuyền cho biết, qua gần 2 năm nuôi dê trong chuồng trại, chị Tuyền đánh giá mô hình đã giúp gia đình chị có thu nhập ổn định từ đàn dê thịt. Cứ sau 3-4 tháng, chị xuất bán một lứa khoảng 120 con dê, trung bình mỗi con từ 30-40 kg. Nếu trừ hết các khoản chi phí, mỗi con dê, gia đình chị còn lời từ 600.000 – 700.000 đồng.

Giải thích về số tiền lãi không cao so với các hộ dân nuôi nhỏ lẻ trong vùng, chị Tuyền cho biết, do gia đình chị nuôi quy mô lớn nên dùng thức ăn công nghiệp đến 90%, loại thức ăn phụ còn lại là bã bia và một ít cỏ tươi. Do đó, chi phí nuôi dê của chị cao hơn những hộ dân nuôi dê sử dụng cỏ làm thức ăn chính.

Nuôi dê hiệu quả kinh tế cao… huyện sẽ nhân rộng

Mô hình chăn nuôi dê hướng thịt từ Chương trình Khuyến nông Quốc gia (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai) hỗ trợ cho huyện Tân Hồng trong năm 2021, số lượng dê thịt thương phẩm 400 con, hỗ trợ cho 10 hộ dân trên địa bàn 6 xã của huyện Tân Hồng.

Theo ngành chức năng huyện Tân Hồng, qua hơn một năm thực hiện, các hộ được hỗ trợ đã thu hoạch từ 3 đến 4 lứa dê thương phẩm, lợi nhuận đạt dao động từ một triệu đến 1,5 triệu đồng/1 con, thời gian nuôi từ 3 đến 4 tháng (có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra); mô hình nuôi dê tương đối dễ thực hiện hơn so với các con vật khác do ít bệnh, ít rủi ro, có đầu ra ổn định; Hiện nay, các hộ được hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi dê hướng thịt đã tăng tổng đàn lên 750 con

Bài viết cùng chủ đề: