Ông Võ Long Hải, người thu mua, nuôi rết và buôn bán rết thương phẩm tại ấp Cây Nính, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu (tỉnh Tây Ninh) cho biết, gia đình ông đã làm xong khu nuôi rết.
Thời gian gần đây, nhiều người nuôi chim cảnh, cá cảnh… cũng dùng con rết làm thức ăn cho vật nuôi. Ngoài ra, rết còn là vị thuốc quý khi được sấy khô.
Đóng gói rết đã được sấy khô ở xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Ông Võ Long Hải, người thu mua, nuôi và buôn bán rết thương phẩm tại ấp Cây Nính, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu (tỉnh Tây Ninh) cho biết, gia đình ông đã làm xong khu nuôi rết.
Ông Ngô Hồng Khanh, người quản lý việc nuôi rết cho gia đình ông Hải chia sẻ, vào mùa mưa rết thường xuất hiện nhiều trong vườn cao su, vườn cây ăn trái…
Xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng, đã có một số người chuyên đi săn rết ngoài tự nhiên đem về bán cho ông Hải. Sau khi thu mua, ông Khanh phân từng loại, những con rết lớn được sấy khô làm dược liệu, những con rết nhỏ được nuôi lớn mới bán.
“Rết sấy khô bảo quản khá dễ dàng và lưu trữ được lâu. Giá bán rết sấy khô luôn ổn định ở mức cao, người thu mua rết để làm dược liệu. Mỗi năm trại nuôi rết xuất bán từ 2 – 2,5 tấn rết sấy khô cho thị trường Trung Quốc. Đây là cơ sở để trại nuôi rết nhân rộng mô hình và luôn an tâm bởi rết thương phẩm có đầu ra ổn định”, ông Khanh chia sẻ.
Về cách nuôi rết, theo ông Khanh, mỗi con rết được cho vào một chai nhựa với thể tích 1,5 lít kèm theo “nhúm” xơ dừa để giữ độ ẩm.
Miệng chai được cắt bỏ một phần nhỏ, để rết không bò ra ngoài. Định kỳ 1-2 ngày cho rết ăn 1 lần. Thức ăn của loài rết chính là dế mèn.
Ông Khanh cho biết thêm, mỗi lần cho rết ăn chỉ từ 1-2 con dế nhỏ. Rết rất phàm ăn, nếu mỗi lần cho rết ăn quá nhiều thức ăn nó dễ bị bội thực mà chết.
Giá bán rết vào mùa nắng thường cao hơn mùa mưa, do săn bắt khó. Thời gian mùa khô rết chui sâu xuống hang, khi có mưa, rết mới lên khỏi hang đi tìm thức ăn, nên săn bắt dễ dàng hơn, số lượng thu hoạch nhiều, nên giá mua rết cũng hạ dần.
Phân loại rết thương phẩm tại trại nuôi rết, sấy rết khô ở xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Thông thường rết loại 50 con/kg, giá bán không dưới 1,2 triệu đồng/kg; rết cỡ từ 70-80 con/kg giá từ 800.000 đến 1 triệu đồng/kg; riêng rết cỡ 120 con/kg cơ sở để lại nuôi.
Theo ông Khanh, trước đây người đi săn bắt rết ngoài tự nhiên chỉ hoạt động ở khu vực quanh huyện Gò Dầu.
Ngày nay “đội quân” này còn đi săn bắt rết tận các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đắc Nông, Đắk Lắk, nên nguồn rết thương phẩm luôn dồi dào. Vì vậy, cơ sở luôn chủ động được nguồn rết thương phẩm bảo đảm đủ cung ứng cho thị trường.
- Giáo viên bật khóc trước chủ tịch huyện vì bữa cơm ‘nghèo nàn’
- Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý tình trạng thổi giá chung cư
- Nữ cử nhân gác bằng nuôi loài cá sang chảnh, mỗi năm bỏ túi 250 triệu đồng
- Ô tô lao xuống vực sâu 70 mét, 5 người trong gia đình thoát nạn thần kỳ
- Nữ y tá thừa kế ngôi nhà trị giá hơn 16 tỷ đồng từ bệnh nhân sau 24 ngày quen biết