Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
124 lượt xem

Ông nông dân biến đồi hoang thành trang trại tiền tỷ, cả làng kéo đến hỏi bí quyết làm giàu

Ông Nguyễn Văn Y (Lâm Đồng) và ông Phạm Văn Tam (Quảng Bình) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế trang trại trên đồi hoang, mang lại nguồn thu nhập cao với sự siêng năng, cần cù cùng sự nhạy bén trong sản xuất.

Ông Phạm Văn Tam ở xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình)

Ông Tam đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình trang trại tổng hợp với diện tích 3ha trên đồi cát trắng, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Những ngày đầu lập nghiệp với bao khó khăn, vất vả trên đồi cát cách khu dân cư hơn 5km, không có đường giao thông, muốn ra trang trại phải đi bộ hàng cây số nhưng vợ chồng ông Tam vẫn không nản chí, từng bước vượt khó xây dựng trang trại và bắt tay vào chăn nuôi.

“Những năm đầu mới bước vào nghề, kinh nghiệm còn ít, đồng vốn không có, tôi chỉ nuôi thử nghiệm 30 con bò và trồng thêm các loại hoa màu. Những năm tiếp theo, tôi mạnh dạn đầu tư xây thêm khuôn viên trang trại và phát triển thêm các loại cây, con mới, như: Lợn, gà, vịt, chuối, bầu, bí…”, ông Tam chia sẻ.

Dù rất khó khăn, nhiều lúc tưởng chừng như phải bỏ cuộc vì quá vất vả nhưng với sự nỗ lực, ý chí kiên cường của người nông dân không cam chịu đói nghèo, ông Tam quyết định vay thêm vốn từ ngân hàng để đầu tư trang thiết bị, mở rộng quy mô trang trại.

Trời không phụ công người, cây xanh từ vùng đất cát khô cằn được vợ chồng ông chăm chút từng ngày cứ thế vươn lên xanh ngắt. Từng đàn lợn, gà, vịt… cũng ngày càng sinh sôi, phát triển. Đến năm 2012, trang trại của gia đình ông Tam đã có 25 lợn nái, 300 lợn thịt, 20.000 con gà… cho thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm (đã trừ chi phí).

Được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, ngành và sự nỗ lực không ngừng của bản thân, trang trại của gia đình ông đã được cấp giấy chứng nhận mô hình đạt tiêu chuẩn trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh.

“Sau nhiều năm cực khổ, vất vả xây dựng, cơ ngơi đã đến ngày “hái quả” thì một lần nữa gia đình tôi lại trắng tay do ảnh hưởng của thiên tai. Cơn bão năm 2013 không chỉ cuốn trôi đàn vật nuôi mà cơ sở hạ tầng của trang trại bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại không thể đong đếm nổi”, ông Tam giãi bày.

Với quyết tâm “vượt khó làm giàu”, sau thiên tai, ông Tam vay mượn thêm nguồn vốn mở rộng chuồng trại, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất.

Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, ông Tam dành nhiều thời gian tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, học tập kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ để tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, ông cũng chủ động tìm mua những con giống có sức đề kháng, chống chịu bệnɦ tốt để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Hiện nay, trang trại của ông duy trì 90 con lợn nái, 1.200 con lợn thịt, 40.000 con gà thịt, 1.000 con vịt đẻ, 3ha nuôi trồng thủy sản và 1ha cây ăn quả. Ngoài việc phát triển kinh tế trang trại, ông Tam còn trồng thêm keo, tràm để tăng nguồn thu và tạo cảnh quan môi trường xanh mát bao quanh trang trại.

Từ hai bàn tay trắng nhưng với sự nỗ lực không ngừng, ông Tam đã thành công trong chăn nuôi, trồng trọt, làm giàu trên vùng đất khó với doanh thu hơn 950 triệu đồng/năm (đã trừ chi phí).

Ông Nguyễn Văn Y ở xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng)

Để thoát khỏi cuộc sống khó khăn, ông Nguyễn Văn Y đã có thời gian đi tham quan, tìm hiểu điều kiện phát triển kinh tế ở khắp các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận và Lâm Đồng… để tìm nơi sinh cư lập nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Y bày tỏ, những năm ở tỉnh Bình Thuận, gia đình ông sống bằng nguồn thu nhập từ trồng cây hồ tiêu, cây điều và canh tác lúa nước nhưng chỉ đủ ăn, nên năm 1998, gia đình ông Y lại quyết định khăn gói lên thôn Đạ Sơn, xã Đạ K’nàng mưu sinh.

Tuy đây là vùng đồi cao có khí hậu mát mẻ, đất đai khá màu mỡ, nhưng rất hoang vu; hệ thống giao thông, điện lưới còn nhiều thiếu thốn, dân cư thưa thớt chỉ vài chục hộ đồng bào bản địa sinh sống nên còn rất khó khăn.

Với tiềm năng, thế mạnh đất đai sẵn có, ông Nguyễn Văn Y đã vận động vợ con tập trung canh tác cây cà phê kết hợp với phát triển chăn nuôi bò, dê theo mô hình trang trại với các khu biệt lập cho từng loại cây trồng và gia súc, gia cầm.

“Trước đây, do khó khăn về nguồn vốn, nên ngoài canh tác cà phê, gia đình tôi kết hợp chăn nuôi và có thời điểm phát triển lên đến 50 con bò, 40 con dê… Hiện nay, trong số 4 ha đất sản xuất, gia đình tôi chuyên canh 2 ha cà phê; 1 ha đất trồng xen cà phê, sầu riêng, bơ; số còn lại tôi trồng chanh dây và xây dựng chuồng trại nuôi lợn rừng lai, gia cầm và đào ao thả cá, vừa cải thiện bữa ăn cho gia đình vừa chủ động nước tưới cho cây trồng trong mùa khô hạn”, cựu chiến binh Nguyễn Văn Y nói.

Nhờ cần cù, chịu khó trong lao động, mạnh dạn và tích cực áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nhất là ở khâu chuyển đổi giống, cách bón phân và tạo tán cho cây, nên vườn rẫy cà phê của gia đình ông năm nào cũng sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao hơn so với các hộ dân trong vùng. Mỗi năm, bình quân gia đình ông Y thu trên 10 tấn cà phê nhân; năm 2022, từ 0,8 ha cây chanh dây, gia đình ông thu trên 300 triệu đồng…

Bài viết cùng chủ đề: