Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
106 lượt xem

Phụ nữ ở nhà chăm con là sự hy sinh "mù quáng"

Tôi thấy phụ nữ ở nhà chăm con là cả một sự hy sinh, nhưng đôi khi sự hy sinh đó bị xem thường bởi chính người chồng của họ.

Đồng tình với quan điểm “phụ nữ không nên nghỉ việc ở nhà chăm con” của tác giả Ngọc Quân, độc giả Minh Anh chia sẻ:

“Bản thân tôi cũng đang ở hoàn cảnh như vậy. Bảy năm, có hai đứa con, tôi quyết định ở nhà lo nội trợ để chồng yên tâm làm việc, đến nỗi hai con tôi bị bệnh mà chưa đêm nào chồng tôi phải thức chăm con. Giờ có chút tài sản, anh coi đó như là tất cả công của mình, nói tôi không giúp đỡ gì cả, anh mua nhà, xe hơi cho ba mẹ cũng coi đó là điều hiển nhiên vì đó là tiền anh làm ra. Giờ tôi cay đắng nhận ra rằng mình không nên hy sinh nữa, và tôi cũng đang ôn lại kiến thức của mình để bắt đầu đi làm trở lại, kiếm tiền bằng chính năng lực của mình. Từ giờ, tôi cũng không quan tâm chồng làm ra bao nhiêu, cho gia định anh bao nhiêu mà tiền ai nấy giữ, cha mẹ ai nấy lo, con thì tôi chăm còn anh không chăm thì trả học phí. Nhìn từ hoàn cảnh mình, tôi nghĩ phụ nữ không nên ở nhà chăm con, hy sinh mù quáng”.

Cùng chung nhận định, bạn đọc Phuong Dao cho rằng phụ nữ cần đi làm thay vì hy sinh sự nghiệp cho việc nội trợ gia đình:

“Tôi chỉ thấy sự hy sinh của các mẹ đang bị lợi dụng. Thứ nhất, con là của chung, tại sao phụ nữ phải nhất nhất lùi về để làm hậu phương trong khi các anh chồng không chịu nhường một bước, luôn đùn đẩy trách nhiệm cho phụ nữ? Cả hai cùng phấn đấu, cùng chăm con thì số tiền kiếm được cũng bằng với một người đi làm, một người ở nhà. Vậy tại sao phụ nữ phải hy sinh cho chồng?

Thứ hai, không phải nói quá nhưng ai có tiền là người đó có quyền. Khi người làm ra tiền ban phát cho kẻ ăm bám thì cảm giác bề trên, tự cho mình ngày càng lộng hành thêm. Từ đó sinh ra tư tưởng bồ bịch, nhậu nhẹt, bên trọng bên khinh với gia đình nội ngoại. Rồi người tiêu tiền từ người ban phát có cảm thấy thoải mái, có cảm giác mình vô dụng? Lâu ngày nó sẽ đẩy thành cảm giác nhu nhược, cam chịu mà các cô vợ thường nhầm lẫn là hy sinh vì con… Chưa kể, ở nhà làm bạn với bếp núc, tầm ảnh hưởng với con cái, bạn bè cũng hạn chế… rốt cục, chỉ còn là cái bóng bên lề người khác mà thôi. Tôi ủng hộ việc phụ nữ đi làm để góp phần làm cân bằng xã hội, giảm thiểu tư tưởng “chồng chúa, vợ tôi”.

“Tôi thấy phụ nữ quyết định ở nhà chăm con là cả một sự hy sinh, nhưng đôi khi sự hy sinh của họ bị xem thường bởi chính người chồng của họ. Bằng chứng là trong rất nhiều bài viết và bình luận của độc giả, tôi thấy đa phần rất xem thường người phụ nữ ở nhà chăm con. Ngoài ra, khi thiếu kiến thức hoặc sự chuẩn bị phụ nữ ở nhà dễ bị rơi vào mớ lộn xộn cơm nước bỉm sữa nên sự hy sinh đó dần dần trở thành sự khó chịu của người trong cuộc”, độc giả Atomy Viet Nam bổ sung thêm.

Trong khi đó, nói về vấn đề này, bạn đọc Đom Đóm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng sự nghiệp và gia đình đối với người phụ nữ:

“Vợ tôi cũng từng nghĩ như vậy và ở nhà chăm con khoảng ba năm. Sau đấy, vợ tự nhận ra rằng nếu không làm việc và giao tiếp xã hội sẽ khiến bản thân chây ì nên quyết định đi làm lại, như những bạn mới ra trường. Sau khi vợ đi làm lại, tôi thấy vợ thay đổi tích cực về cả ngoại hình lẫn tính cách. Vợ đẹp hơn, dễ chịu hơn so với thời chỉ ở nhà chăm con. Nói luôn để mọi người hiểu, đó là vợ tôi vẫn cập nhật tin tức, và có mối quan hệ xã hội trong lúc ở nhà chăm con chứ không phải chỉ có “bỉm sữa”. Công việc hiện tại của vợ tôi là freelancer, khá tự do, nên là ngoại trừ lúc có công việc để làm, và khách hàng để làm việc cùng, cơ bản cuộc sống vợ tôi cũng không khác nhiều”.

Rút kinh nghiệm từ chính hoàn cảnh của mình, bạn đọc Long Tran lại chỉ ra những lý do khiến người phụ nữ nên đi làm thay vì chỉ ở nhà nội trợ:

Tôi vẫn luôn nói với vợ, dù kiếm được bao nhiêu cũng không quan trọng nhưng vẫn phải đi làm. Lý do là bởi:

1. Tự chủ về kinh tế, không phải mặc cảm, ngửa tay xin tiền chồng dù thực tế hàng tháng tôi “tự nguyện” đưa lương chứ vợ chưa bao giờ phải “nhắc”…

2. Đi làm thì mới có cơ hội ăn mặc đẹp, tinh thần vui vẻ, phấn chấn, năng động và hoạt bát hơn.

3. Lỡ chẳng may chồng gặp biến cố gì thì ít nhiều vẫn còn thu nhập của vợ chứ không rơi vào khủng hoảng ngay được.

4. Đi làm, tiêu tốn năng lượng ở chỗ làm, về nhà đỡ “hành” chồng hơn, đỡ ngồi lê đôi mách với mấy bà nội trợ trong xóm hơn từ đó, đỡ “tệ nạn” hơn…

Bạn có đồng tình với quan điểm này?

Bài viết cùng chủ đề: