Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
114 lượt xem

Quảng Ngãi: Nuôi con đặc sản đen trũi, bán 100.000/kg, giá thành cao thương lái vẫn “say như điếu đổ”

Trước nguy cơ lợn Kiềng Sắt bị thoái hóa giống, trong những năm qua, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi rất chú trọng công tác bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen quý của lợn Kiềng Sắt, giúp nông dân lãi cao.

Lợn Kiềng Sắt được nuôi chủ yếu bởi ba cộng đồng người dân tộc Hre, Kor, Ca Dong, nhưng hiện nay số lượng lợn Kiềng Sắt còn rất ít, phân bố rải rác ở những vùng xa xôi, hẻo lánɦ, tập trung chủ yếu ở một số xã thuộc các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Hà và Sơn Tây. Lợn Kiềng Sắt có đặc điểm ngoại hình nổi bật là lông đen tuyền toàn thân, chân ngắn và nhỏ, thân ngắn và thon.

Ưu điểm chính của lợn Kiềng Sắt là khả năng thích nghi cao với môi trường, tính chống chịu bệnɦ tốt, sử dụng được các loại thức ăn thô, nghèo dinh dưỡng, chi phí đầu tư nuôi thấp, chất lượng thịt thơm ngon… Cho đến nay, ở nhiều vùng của tỉnh Quảng Ngãi, người dân thuộc các dân tộc thiểu số vẫn chỉ nuôi và dùng lợn Kiềng Sắt để cúng vào các dịp lễ, tết khi thực hiện các nghi lễ và tập quán văn hoá. Thế nhưng, có thời điểm, tìm được giống lợn Kiềng Sắt thuần là điều rất khó khăn.

Ông Đào Vi Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Hà cho biết, Nguyên nhân sụt giảm số lượng đàn lợn Kiềng Sắt là do từ xưa đến nay, người dân vùng miền núi chăn nuôi theo tập quán thả rông là chủ yếu, thức ăn chưa đảm bảo đủ dinh dưỡng, trải qua nhiều thế hệ, lợn Kiềng Sắt có xu hướng bị thoái hóa giống do giao phối cận huyết và lai tạo với các giống lợn khác. Vì vậy, trong những năm qua, huyện Sơn Hà rất chú trọng công tác bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen quý của lợn Kiềng Sắt.

Cuối năm ngoái, ông Đinh Kni (ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ) được Trung tâm khuyến nông tỉnh cấp 13 con giống lợn Kiềng Sắt. Sau bốn tháng nuôi trong chuồng trại kiên cố, đàn lợn đã đạt trọng lượng trung bình 45 kg một con. Mới đây, ba lợn nái sinh thêm 15 con.

Bà Đinh Thị Sinh ở xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, năm 2021, gia đình bà được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 15 con giống lợn Kiềng Sắt. Trong quá trình nuôi, gia đình bà đã lựa chọn được 5 con lợn nái cho phối giống với lợn Kiềng Sắt đực tại địa phương.

Đến nay, 5 con lợn nái đã sinh sản được hai lứa với tổng số 80 con lợn con (bình quân 8 con/nái/lứa). 10 con lợn không đủ điều kiện lưu giữ làm giống có trọng lượng bình quân 45kg/con, được gia đình bà Sinh bán thương phẩm với giá 100 nghìn đồng/kg đã mang về 45 triệu đồng cho gia đìnɦ bà.

“Hiện nay, gia đình tôi đã bán được 60 con lợn con có trọng lượng bình quân 20 kg/con, với giá 150 nghìn đồng/kg. Thu nhập từ bán lợn con là 180 triệu đồng. Số lợn con còn lại sẽ được gia đình tôi tiếp tục tuyển chọn những con tốt nhất để làm giống, những con không đủ tiêu chuẩn làm giống thì được nuôi thương phẩm để bán thịt. Để tránh cho đàn lợn con sau này không bị cận huyết, gia đình tôi đang tiếp tục tìm mua những con lợn Kiềng Sắt đực được nuôi tại các hộ dân trên địa bàn huyện”, bà Sinh cho biết thêm.

Anh Đinh Văn Lang ở xã Sơn Trung, huyện Sơn Hà cho biết, trước đây gia đình anh chỉ nuôi 3 – 4 con lợn Kiềng Sắt để sử dụng trong các dịp cúng, lễ… Chuồng trại chăn nuôi đơn giản vì lợn Kiềng Sắt chủ yếu là chăn nuôi thả rông. Năm 2022, gia đình anh được Trung tâm Khuyến nông Quảng ngãi chọn tham gia mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm và hỗ trợ 30 con lợn giống. Mặc dù đàn lợn đã đạt kích cỡ thương phẩm, nhưng gia đình anh quyết định giữ lại toàn bộ để lựa chọn ra những con lợn cái và lợn đực tốt nhất để làm giống.

Anh Lang chia sẻ: “Hiện gia đình tôi đã lựa chọn được 2 con lợn đực và cho phối giống với 7 con lợn cái và cả 7 con lợn cái này đều đang có chửa. Trong thời gian tới, khi số lợn con được sinh ra, một phần sẽ được bán cho các hộ dân chăn nuôi, một phần sẽ được gia đình tôi tiếp tục tuyển chọn ra những con tốt nhất để làm giống, đồng thời gia đình tôi sẽ tìm mua thêm những con lợn Kiềng Sắt đực được nuôi trong các hộ dân trên địa bàn huyện để phối giống nhằm tránh đàn lợn con sinh ra sau này bị cận huyết”.

Đây là những hộ dân đầu tiên tham gia mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt của Trung tâm khuyến nông tỉnh. Mô hình được triển khai năm 2021-2023 ở ba huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Mộ Đức nhằm bảo tồn nguồn gene.

Lợn Kiềng Sắt (còn gọi là lợn cỏ) xuất xứ ở các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, có màu da và lông đen, thân nhỏ. Loài này dễ nuôi, chống chịu bệnɦ tật tốt, thịt thơm ngon, ít béo không gây ngán. Tuy nhiên, việc du nhập các giống lợn ngoại năng suất cao, lai tạo giống gây nguy cơ mất nguồn gene giống lợn quý ɦiếm này.

Năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi chọn lợn Kiềng Sắt cùng với gà Re, tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng là các giống cần phải lưu giữ. Sau đó, Trung tâm ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh đã làm trại thực nghiệm tạo nguồn giống lợn.

Sau khi tuyển chọn giống lợn tốt nhất, năm 2021 Trung tâm khuyến nông tỉnh cấp 140 con giống cho 6 hộ dân. Cụ thể, huyện Ba Tơ có hai hộ được cấp giống với tổng 25 con; huyện Sơn Hà hai hộ với 25 con; huyện Mộ Đức (đồng bằng) có hai hộ nuôi với 90 con.

Trung tâm Khuyến nông đánh giá, lợn Kiềng Sắt thích nghi tốt điều kiện nuôi dưỡng, thổ nhưỡng cả 3 vùng trên. Người nuôi sử dụng thức ăn tinh, ít rau xanh nhưng lợn phát triển tốt. Trung bình, mỗi con đạt trọng lượng 45-46 kg.

Đáng chú ý, lợn Kiềng Sắt có giá khoảng 100.000 đồng một kg, cao hơn giống lợn khác 42.000-45.000 đồng mỗi kg, nhưng vẫn bán chạy hàng. Bình quân mỗi con lợn thương phẩm, nông dân lãi 590.000 đồng sau bốn tháng.

Bài viết cùng chủ đề: