Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
133 lượt xem

Quảng Trị: Cây nưa đặc sản chỉ trồng lác đác trên đất hạn nay lên đời mở hướng làm giàu

Cây nưa nghe lạ, nhưng chột nưa thì nhiều người biết qua bài thơ “Con cá và chột nưa” của cố nhà thơ Tố Hữu. Chột nưa chính là bẹ của cây nưa là món đặc sản của người dân Quảng Trị. Giờ đây, người dân đã mở rộng quy mô trồng cây nưa theo hướng hàng hóa và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Loại cây đặc sản siêu sạch dễ trồng ít tốn công

Cây nưa là cây trồng truyền thống được người dân địa phương gìn giữ, duy trì qua nhiều thế hệ đến nay, được xem là loại cây “đặc sản” riêng của vùng quê Đông Sơn. Trước đây người dân thôn Đông Sơn, xã Hải Sơn chỉ trồng cây nưa để làm thực phẩm cho bữa ăn gia đình và tận dụng phụ phẩm làm thức ăn cho chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay, sau hơn 1 năm thành lập Tổ hợp tác phụ nữ trồng nưa thôn Đông Sơn, xã Hải Sơn, thì cây nưa đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho chị em hội viên phụ nữ.

Chị Nguyễn Thị Hồng, Tổ trưởng Tổ hợp tác phụ nữ trồng nưa thôn Đông Sơn, xã Hải Sơn, chia sẻ: “Quá trình trồng cây nưa cho thấy năng suất cây cao hơn và giá bán cũng cao hơn nhiều những loại cây trồng khác.

Cũng từ mô hình trồng nưa nên hơn một năm qua, chị em trong tổ hợp tác chúng tôi đã có được nguồn thu nhập ổn định trong lúc nông nhàn, bởi một sào trồng nưa cho thu nhập hơn 10 triệu đồng…”.

Theo tính toán của Tổ hợp tác phụ nữ trồng nưa thôn Đông Sơn, sau 4 tháng trồng, cây nưa sẽ cho thu lãi một sào hơn 10 triệu đồng. Ngoài đem lại nguồn thu nhập khá cao, cây nưa được đánh giá là cây chuyển đổi hiệu quả trên chân ruộng thiếu nước tưới của xã Hải Sơn.

Chị Lê Thị Hồng Thủy, Chủ tịch Hội LHPN xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) cho biết thêm: “Cây nưa không phải là loại cây trồng mới, nhưng với vùng đất pha cát ở địa phương chúng tôi thì đây là loại cây trồng đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là tận dụng được vùng đất ruộng thiếu nước để trồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này bằng cách chuyển các diện tích ruộng thiếu nước tưới sang trồng cây nưa…”.

Hiện tại ngoài việc trồng theo diện tích hộ gia đình, Tổ hợp tác phụ nữ trồng nưa thôn Đông Sơn đã quy hoạch vùng trồng nưa tập trung với diện tích gần 2 ha.

Cây đặc sản “chột nưa” sử dụng từ lá tới rễ

Cây nưa nghe lạ, nhưng chột nưa thì nhiều người biết qua bài thơ “Con cá và chột nưa” của cố nhà thơ Tố Hữu. Chột nưa chính là bẹ của cây nưa. Cây nưa thuộc họ cây môn (khoai nước, khoai sọ và cây bạc hà nước – dọc mùng), chột nưa là phần thân ăn được và rất ngon.

Cây nưa hầu như không bỏ thứ gì cả. Khi thu hoạch chột nưa, lá được bứt cho lợn ăn, củ nưa ngoài chọn những củ to làm giống thì số còn lại làm thực phẩm hoặc bán cho các nơi sản xuất bánh kẹo…

Củ nưa được chế biến thành loại thức ăn bổ dưỡng, thân cây nưa được dùng nấu canh hay làm muối dưa, lá nưa làm thức ăn trong chăn nuôi. Với giá trị sử dụng nhiều mặt nên cây nưa được tiêu thụ dễ dàng và đem lại hiệu quả khá cao.

Chột nưa nấu ngon nhất với cá đồng, đó có thể là cá lóc, cá vụn…hoặc kho lạt, nấu canh. Chột nưa trước khi nấu được cạo sạch vỏ bên ngoài, sau đó đập dập sơ qua rồi cắt khúc dày vài centimet. Lúc nấu chột nưa cho thêm lá lốt, sả cắt nhỏ thì càng đậm vị. Ngoài ăn tươi chột nưa non, chột nưa già có thể được làm dưa muối chua để ăn dần, nhất là vào mùa đông…

Cây nưa được xem là cây trồng “lấy ngắn nuôi dài”, đầu tư vốn ít, dễ trồng, khâu chăm sóc không tốn kém, ít sâu bệnɦ, đặc biệt là sản xuất sạch, không sử dụng hóa chất khi chăm sóc. Người dân thôn Đông Sơn, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) thường trồng đặc sản cây nưa vào tháng Tư hằng năm ngay sau khi thu hoạch xong vụ lúa đông xuân, đến tháng Bảy, tháng Tám thì nhổ nưa..

 

Bài viết cùng chủ đề: