Quốc lộ xuyên đèo nối Bình Định – Gia Lai trước ngày hợp nhất 2 tỉnh
Theo Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12-4-2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý sau sáp nhập, cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó dự kiến hợp nhất tỉnh Gia Lai và Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị-hành chính đặt tại tỉnh Bình Định. Sau 4 năm thi công, Quốc lộ 19 nối từ cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đến cửa khẩu Lệ Thanh, tỉnh Gia Lai hoàn thành nâng cấp, sửa chữa giúp giao thông thuận lợi hơn.

Dự án nâng cấp Quốc lộ 19, dài hơn 143 km, tổng vốn đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 6/2021. Tuyến đường xuyên đèo An Khê nằm ở vùng giáp ranh huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định và Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Đèo An Khê dài 8 km, độ cao 740m. Đèo An Khê là đèo dài và nguy hiểm nhất trên tuyến.
Quốc lộ 19 là tuyến đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên với tỉnh Bình Định. Là tuyến giao thông kết nối quan trọng nên lưu lượng xe đi lại lớn, song mặt đường chật hẹp, xuống cấp, mất an toàn giao thông. Tháng 6/2021, dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường được khởi công.
Dự án nâng cấp Quốc lộ 19 do Ban Quản lý dự án 2 làm chủ đầu tư. Dự án có chiều dài 143km, đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai (dài 126km) và Bình Định (dài 17km), tổng mức đầu tư khoảng 155,8 triệu USD (hơn 3.600 tỷ đồng).

Sau 4 năm thi công, nâng cấp sửa chữa tuyến đường cơ bản hoàn thành giúp giao thông thuận lợi hơn, đặc biệt giúp tài xế rút ngắn được thời gian lộ trình.
Tuyến đường kết nối tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh cho các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung.

Toàn tuyến Quốc lộ 19 kéo dài 243 km từ cảng Quy Nhơn (Bình Định) đến cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai).
Quốc lộ 19 xây cách đây hơn 100 năm, dài 243 km. Đây là tuyến huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên với vùng duyên hải miền Trung, lượng xe đi lại lớn, song mặt đường chật hẹp, xuống cấp, mất an toàn giao thông.
Tháng 6/2021, dự án nâng cấp, mở rộng tuyến được khởi công, góp phần phát triển hệ thống đường bộ kết nối Việt Nam với các nước láng giềng, tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung.

Với tỉnh Bình Định, cảng Quy Nhơn được xem là điểm đột phá trong phát triển kinh tế, với lượng hàng hóa thông quan ngày càng tăng cao. Trong đó, phần lớn lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được kết nối từ Tây Nguyên và vùng tam giác Việt Nam – Lào – Campuchia.
Nguồn: https://danviet.vn/quoc-lo-xuyen-deo-noi-binh-dinh–gia-lai-truoc-ngay-hop-nhat-d1324481.html