Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
135 lượt xem

Sung Mỹ có gì đặc biệt mà giúp người trồng thu về 90 triệu đồng/tháng

Sung Mỹ còn gọi là sung ngọt, khi trái còn non có màu xanh đậm, lúc chín chuyển sang màu vàng đỏ. Loại trái này rất ngon và chứa nhiều dinh dưỡng, chế biến được đa dạng món ăn.

Anh Nguyễn Trí tốt nghiệp ngành tài chính tại một trường ĐH ở TP.HCM và hiện làm cho một công ty chuyên về nội thất xuất khẩu tại quê nhà. Từ năm 2018, sau giờ làm, anh tập tành làm… nông dân sân thượng.

Năm 2019, sau khi thưởng thức trái sung Mỹ ở nhà của người bạn, anh quyết định trồng thêm loại cây này tại khu vườn của mình với mục đích ban đầu là trồng cho vui, lấy vài trái ăn chơi.

“Sung Mỹ còn gọi là sung ngọt, khi trái còn non có màu xanh đậm, lúc chín chuyển sang màu vàng đỏ. Loại trái này rất ngon và chứa nhiều dinh dưỡng, chế biến được đa dạng món ăn, nhưng ở Việt Nam chưa phổ biến, nên tôi nghĩ hay là mình mở rộng quy mô trồng sung Mỹ hơn nữa…”, anh Trí nói.

Nghĩ là làm, đầu năm 2021 anh Trí nhập sung giống từ Thái Lan về trồng tại mảnh đất gần 1.000 m2 anh thuê kế bên nhà. Ngoài việc nhập 100 cây giống mỗi tháng, anh Trí còn sử dụng phương pháp giâm, chiết cành… để tăng số lượng cây giống.

“Sung ta có thể trồng tự nhiên (lấy hạt từ trái rồi gieo) nhưng sung Mỹ khó làm được như thế. Ở nước ngoài có những con ong thụ phấn chuyên cho dòng sung Mỹ, còn ở nước mình thì không. Do đó, khi dùng hạt sung Mỹ trồng ở Việt Nam thì tỷ lệ cây phát triển và ra trái rất thấp. Hiện tại, tôi nhập cành chiết (có rễ) rồi về nhân giống bằng phương pháp giâm, ghép”, anh Trí thông tin thêm.

Theo anh Trí, cây sung Mỹ không ưa ẩm, nếu trồng trong nhà màng và thời tiết thuận lợi thì cây phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, sung Mỹ cũng hay bị bệnh tuyến trùng, rễ sẽ nổi những cục u nhỏ làm cây không phát triển, trồng cả năm nhưng chỉ lên vài gang tay.

“Lúc đầu tôi xử lý bằng thuốc, nhưng không phải lần nào cũng hiệu quả. Tôi phải nhổ cây lên và cắt bỏ những phần rễ bị tuyến trùng rồi đem ngâm cây trong dung dịch kích thích rễ để cây phát triển bình thường”, anh Trí hướng dẫn.

Thời gian tới, anh Trí sẽ xây thêm nhà màng, nhân giống nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu giống sung Mỹ của bà con tại các tỉnh, thành trong cả nước.

“Hiện tôi sở hữu hàng trăm cây giống sung Mỹ có giá từ 200.000 đồng đến gần 20 triệu đồng (tùy cây, giống). Cây càng lâu năm giá trị càng cao. Ước tính doanh thu của tôi đạt gần 90 triệu đồng/tháng khi kinh doanh thêm sung Mỹ”, anh Trí chia sẻ.

Bài viết cùng chủ đề: