Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
127 lượt xem

Thái Bình: Nhiều nhà nuôi tằm không lấy tơ chỉ lấy con nhộng, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

Xã Hồng Phong một xã ven sông Hồng của huyện Vũ Thư (Thái Bình) với số hộ nuôi tằm trên 2.000 hộ, diện tích nuôi dâu khoảng 270 ha. Ở đây không phải nuôi tằm để lấy tơ mà là nuôi tằm để lấy nhộng, xuất chủ yếu tại thị trường Hà Nội, người nuôi tằm bán cả kén, người mua cắt kén bán…

Toàn tỉnh Thái Bình hiện có 350 ha diện tích trồng dâu, trong đó chiếm gần 90% diện tích là của huyện Vũ Thư và chủ yếu là các giống dâu cho năng suất lá cao.

Việc chuyển đổi hình thức nuôi tằm để giữ nghề truyền thống của người dân huyện Vũ Thư trong đó phải kể đến bà con của xã Hồng Phong một xã ven sông Hồng với số hộ nuôi tằm trên 2.000 hộ, diện tích trồng dâu khoảng 270 ha.

Sự năng động trong cách làm của nông dân nơi đây đã giúp bà con làm giàu từ con tằm và giữ gìn, phát triển nghề truyền thống của địa phương.

Ở đây không phải nuôi tằm để lấy tơ mà là nuôi tằm để lấy con nhộng, xuất bán con nhộng tằm chủ yếu tại thị trường Hà Nội. Có người nuôi tằm bán cả kén, người mua cắt kén bán cho người làm đũi, không kéo tơ.

Con tằm làm giàu cho khoảng 80% hộ trong xã Hồng Phong, mùa tằm bắt đầu từ tháng 4 đến giữa tháng 11 khi lá dâu tốt.

Trong những mùa nắng nóng thì nhiệt độ bất thường, con tằm nhậy cảm với thời tiết nên là vận động nhân dân đầu tư cơ sở vật chất xây dựng buồng tằm và lắp điều hòa nhiệt độ để nuôi tằm trong phòng lạnh để có thu nhập kinh tế cao hơn.

Hộ nuôi tằm cũng phân chia ra, hộ nuôi tằm con tức là khoảng 11 ngày, sau đó xuất cho nhà khác nuôi tiếp 11 ngày là xuất kén, giá mỗi kg kén được khoảng từ 90 – 100 ngàn, có những gia đình thu nhập từ nghề này hàng trăm triệu/một năm.

Trồng dâu nuôi tằm vẫn đang là mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Địa phương cũng đang chỉ đạo các HTX thường xuyên chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân để phát triển dâu tằm tập trung. Với những áp dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, người dân đã nâng từ nuôi tằm tháng 1 lứa lên 3 lứa.

Bài viết cùng chủ đề: