Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản ăn tạp. Chúng thích ăn các loài động vật khác. Ngoài ra chúng cũng thức nguồn thức ăn từ mùn bã hữu cơ và các loài động vật thủy sinh.

Sau nhiều năm triển khai mô hình nuôi tôm sú, cua, không mang lại hiệu quả kinh tế, ông Đinh Xuân Hải, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) quyết định chuyển sang mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ theo hình thức thâm canh công nghệ cao.

Sau khi dùng hết vốn liếng cùng khoản tiền vay mượn để đầu tư, hiện tại, đầm tôm của gia đình ông Hải đã lên tới 12 ao nuôi với diện tích hơn 6ha.

Ông Hải cho biết, nuôi tôm thẻ chân trắng khác hẳn so với nuôi tôm quảng canh, bởi người nông dân phải đầu tư lớn về công nghệ và tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu chọn giống đến chăm sóc. Riêng khoản tiền đầu tư về công nghệ, máy móc, vật liệu… để nuôi tôm thẻ chân trắng, gia đình ông Hải đã tiêu tốn gần 20 tỷ đồng.

“Muốn nuôi tôm thẻ chân trắng trước hết phải có tiền đầu tư. Tôm thẻ chân trắng không khó nuôi, nhưng phải biết cách chăm sóc và sát sao với từng biểu hiện của con tôm. Đặc tính của giống tôm này là ăn sạch, ở sạch. Nếu ở bẩn, tôm sẽ mắc bệnɦ gan. Đặc biệt, khi cho tôm ăn phải đảm bảo nguyên tắc ăn thiếu còn hơn ăn thừa. Nếu cho tôm ăn thừa thì lượng thức ăn sẽ tồn đọng dưới đáy, phân hủy, gây bệnɦ cho tôm. Đối với tôm trong giai đoạn phát triển mạnh cần thường xuyên thay nước bằng việc xả đáy và bồi nước đã qua xử lý vào ao…”, ông Hải chia sẻ bí quyết.

Ông Hải chia sẻ thêm, việc nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao phải đầu tư nhà màng che chắn, bởi khi trời mưa sẽ làm các chỉ số môi trường thay đổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Nhà màng trong nuôi tôm thẻ chân trắng có thể làm theo nhiều cách tùy thuộc vào cách vận hành hồ nuôi của mỗi hộ, nhưng phải tạo khoảng trống để ao có ánh nắng trực tiếp làm cho tảo có lợi phát triển hỗ trợ hệ sinh thái trong ao nuôi cũng như thức ăn cho tôm.

Hiện nay, sản lượng thu hoạch tôm thẻ chân trắng của gia đình ông Hải đạt từ 160-170 tấn/2 vụ/năm. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm đầm tôm của gia đình ông Hải cho thu nhập khoảng từ 6 đến 7 tỷ đồng. Số tiền này ông dành một phần cho tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Đây cũng là mô hình phát triển kinh tế điển hình mang lại giá trị, thu nhập cao tại xã Hoằng Yến.

Trở về sau 2 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự, chàng thanh niên dân tộc Dao Đặng Văn Ba, thôn Đồi Mây, xã Hải Lạng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã mạnh dạn làm kinh tế với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Năm 2014, anh ra quân và xin vào làm việc tại Công ty CP Than Mông Dương, TP Cẩm Phả. Đặng Văn Ba đã bàn với cha mẹ đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Lúc đầu anh gặp phải sự phản đối của gia đình do những lo lắng thất bại, nguồn vốn hạn hẹp.

Nhưng với quyết tâm và ý chí của mình, anh đã thuyết phục được cha mẹ để anh và em trai đi học tập và vay vốn đầu tư mô hình này.

Năm 2015, anh bắt đầu mày mò học hỏi và mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm với số vốn 200 triệu đồng, phần lớn vay từ bạn bè, người thân.

Lúc đầu anh chỉ đầu tư 500m2, các mùa vụ đầu cho thu nhập ít do chưa có nhiều kinh nghiệm. Năm 2018, anh tham gia lớp học miễn phí về kỹ thuật nuôi tôm do huyện tổ chức. Từ đó anh và em trai thay đổi phương pháp nuôi, kỹ thuật nuôi.

Nhờ vậy, 5 năm gần đây mô hình nuôi tôm đã cho thu nhập trung bình khoảng 300-400 triệu đồng/năm. Riêng năm 2022 vừa qua, vụ tôm thắng lợi đã đem đến cho gia đình anh hơn 1 tỷ đồng.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Đặng Văn Ba đã được nhiều người dân trong vùng đến học tập.