Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
110 lượt xem

Thanh Hoá: Phó giám đốc đi nuôi ốc bí quyết nào để thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm?

Nghề nuôi ốc nhồi (ốc bươu đen) khá phổ biến trên cả nước. Có nhiều mô hình, cách làm hay được giới thiệu, tuy nhiên nói về hiệu quả kinh tế thì phải kể tới trại nuôi ốc của anh Bùi Văn Hải (SN 1981, tại Thanh Hóa). Người ta gọi vui anh là phó giám đốc đi nuôi ốc, nhưng giờ anh có tên mới: chủ tịch tập đoàn nuôi ốc với bí quyết thu lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm.

Phó giám đốc nuôi ốc và những ngã rẽ bất ngờ

Anh Bùi Văn Hải (SN 1981, tại phố Phong Lượng, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) tốt nghiệp Khoa báo chí, Trường Trung cấp Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa và công tác tại Đài Phát thanh huyện Thường Xuân (Thanh Hóa)

Đến năm 2006, mặc dù đam mê làm báo nhưng vì điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập không đủ chi tiêu trong cuộc sống nên anh Hải đã đi đến quyết định bỏ nghề để vào miền Nam lập nghiệp. Tại đây, anh Hải và một người em cùng quê làm vệ sĩ. Không lâu sau, hai người ra Hà Nội thành lập công ty vệ sĩ, anh Hải đảm nhiệm chức Phó giám đốc công ty. Lúc bấy giờ, ai cũng nghĩ tương lai của anh sẽ gắn bó với nghề này.

Tình cờ trong một lần đi ăn cùng bạn bè ở một nhà hàng chuyên các món ăn đặc sản đồng quê, anh Hải phát hiện các món ốc nhồi ở đây bán rất chạy. Thấy thú vị, anh tìm hiểu thì thấy nguồn cung con ốc đang rất thiếu. Với bản năng nhạy bén của mình, anh quyết định đầu tư nuôi ốc…

Đặc biệt, sau những lần về quê, thấy đồng ruộng trù phú nhưng bà con canh tác không đạt hiệu quả, nhiều diện tích bị bỏ hoang, anh Hải thấy xót xa. Anh nung nấu ý định sẽ “hồi sinh” những vùng đất hoang để mang lại giá trị kinh tế.

Năm 2014, anh Hải bỏ ngang chức Phó giám đốc công ty vệ sĩ về quê, bỏ vốn thầu lại hơn 2 ha đồng chiêm trũng đào ao rồi thử nghiệm trồng mướp hữu cơ, kết hợp ao nuôi cá đào ao rồi thu mua ốc nhồi của bà con bắt tự nhiên đem về thả nuôi ở ao của mình.

Anh Hải chia sẻ: “Hồi đó, thị trường ốc nhồi không phát triển như bây giờ. Dù tôi có ý tưởng nuôi nhưng chẳng có chỗ cung cấp con giống với số lượng lớn nên tôi phải nhờ bà con ở quê đi bắt về, rồi mình thu mua, có bao nhiêu lại đổ vào ao nuôi, rồi nhân giống dần dần”.

Theo anh Hải, những ngày đầu khi bắt tay vào trồng mướp, dù năng suất cây trồng tốt nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Cho đến khi tình cờ biết và chuyển sang nuôi ốc nhồi, hướng đi mới này thực sự mang lại thành công cho anh.

Bén duyên với con ốc lập nên cơ nghiệp tiền tỷ

Lần đầu thử nghiệm, anh bỏ ra hơn 3 triệu đồng mua ốc nhồi của bà con bắt tự nhiên thả xuống ao nuôi cá của mình. Thế nhưng, ốc chuẩn bị thu hoạch thì bị cɦết. Suốt thời gian sau đó, anh liên tiếp thất bại, thậm chí là thua lỗ nặng. Không nản lòng, anh đi khắp các trang trại nuôi ốc trong tỉnh để học hỏi thêm kinh nghiệm…

Đến năm 2015, khi cảm thấy vốn kiến thức đã kha khá, anh “dốc túi” cải tạo lại ao, đầu tư nuôi ốc. Đồng thời, anh Hải cùng người em từng làm công ty vệ sĩ liên kết mở công ty chuyên cung cấp ốc thịt và giống. Doanh thu từ con ốc nhồi bước đầu đạt hơn 100 triệu đồng.

“Cho đến tận bây giờ tôi không nghĩ mình có thể vượt qua được thời gian vất vả đó. Có thời điểm thất bại và gần như trắng tay, gia đình bạn bè có can ngăn nhưng vì đã chọn rồi thì tôi quyết tâm làm đến cùng”, anh Hải nói.

Theo anh Hải, ốc nhồi sau khi nuôi khoảng 3 tháng có thể thu hoạch. Mùa thu hoạch ốc nhồi bắt đầu từ tháng 6-12 âm lịch, mùa thu hoạch ốc giống bắt đầu từ tháng 4-10 âm lịch. Hiện, anh đang liên kết với nhiều người dân theo hướng cung cấp con giống và thu mua ốc thịt với số lượng lớn. Ốc sau khi thu mua về sẽ được cung cấp cho thị trường phía Bắc và miền Trung.

Anh Hải cho biết, mô hình ốc nhồi của anh đạt đỉnh từ năm 2017. Đến nay, anh đang sở hữu trại ốc rộng hơn 2,4 ha. Hiện, trung bình mỗi năm, anh Hải bán ra thị trường hơn 10 tấn ốc thịt, giá 70.000-100.000 đồng/kg và 1 triệu con ốc giống, giá bán từ 300-500 đồng/con, trừ chi phí anh thu về hơn 1 tỷ đồng/năm.

Năm 2018, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, anh Hải đứng ra thành lập Công ty TNHH Thiên Bảo. Mỗi năm, công ty của anh thu về trên 6 tỷ đồng, trong khi chi phí đầu tư chỉ khoảng gần 1 tỷ đồng. Nhìn thấy hiệu quả kinh tế từ con ốc nhồi, lại có anh Hải và Công ty TNHH Thiên Bảo là điểm tựa vững chắc, nhiều người dân trong và ngoài huyện đã đến học hỏi, phát triển mô hình nuôi ốc nhồi. Có hộ đang thử nghiệm với diện tích nhỏ nhưng có những hộ mạnh dạn đầu tư, phát triển với quy mô lớn.

Liên kết hình thành “tập đoàn nuôi ốc nhồi” điểm tựa cho nông dân

Sau nhiều năm nuôi và tích luỹ kinh nghiệm, anh Hải đã thực hiện được nhân nuôi ốc nhồi giống, vừa để có nguồn giống bảo đảm chất lượng phục vụ nuôi ốc nhồi thương phẩm của gia đình, vừa xuất bán ra thị trường. Anh dốc vốn cải tạo các ao thành các bể nuôi chuyên dụng, xây khu nhà màng cho ốc trú ngụ vào mùa đông.

Điểm ưu việt của nhà màng này là ổn định nhiệt độ cho ốc phát triển, khi thời tiết quá lạnh, nhiệt độ xuống thấp cũng không ảnh hưởng tới ốc. Nếu thời tiết rét đậm rét hại, có thể thắp thêm điện sưởi ấm. Vào mùa mưa, nhờ có hệ thống mái che nhà màng, nước mưa cũng không xối thẳng trực tiếp xuống ao nuôi làm thay đổi độ pH của nước. Anh Bùi Văn Hải cho biết, môi trường sống và thức ăn của giống ốc nhồi này phải sạch. Do đó, cần phải thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng vôi, men vi sinh.

Trung bình mỗi năm, anh Hải bán ra thị trường hơn 10 tấn ốc thịt và 200 vạn ốc giống. Giá bán khoảng 80.000 – 120.000 đồng/kg ốc thịt, 500 đồng/con ốc giống, tùy thời điểm. Đa phần ốc thương phẩm sẽ được anh cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An… Ngoài sử dụng nguồn ốc tự nuôi, anh Hải còn liên kết, hướng dẫn nông dân địa phương cùng nuôi và bao tiêu đầu ra. Hiện có khoảng 30 hộ dân tham gia mô hình này.

Sau một thời gian kinh doanh, anh Hải nhận ra, nếu chỉ bán ốc còn sống thì trang trại khó mở rộng được thị trường, nhất là không thể đưa vào các siêu thị. Do đó, anh Hải đã nhập thêm máy móc, thiết bị để về chế biến ốc. Theo quy trình, ốc sẽ được tách vỏ, làm sạch, hút chân không, xử lý đông lạnh rồi đóng gói. Theo anh Hải, việc chuyển đổi mô hình này sẽ là bước tiến dài trong tương lai khi ốc nhồi của anh sẽ vào được các siêu thị.

Cũng theo anh Hải, ốc nhồi tuy không tốn nhiều công chăm sóc và thức ăn, nhưng có đặc tính ưa môi trường nước sạch. Người nuôi phải nắm được thuộc tính này, thường xuyên tạo môi trường sạch để con ốc sinh trưởng.

Không chỉ thành công với mô hình nuôi ốc nhồi, anh Hải còn giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 6 lao động tại địa phương với mức lương từ 6-9 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nhờ việc liên kết nuôi ốc nhồi với anh Hải, hơn 300 hộ dân ở huyện Quảng Xương đã có nguồn thu nhập từ 100-200 triệu đồng/năm.

 

Bài viết cùng chủ đề: