Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
128 lượt xem

Thay vì bỏ đi, 8X Nghệ An mang về tiền tỷ mỗi tháng từ thân cây chuối, được mệnh danh là “vua sáng chế” xứ Nghệ

Anh Hồ Xuân Vinh, sinh năm 1987 ở Nghệ An đã nghĩ ra ý tưởng lấy sợi tự nhiên và kiếm tiền từ chính thân cây chuối thay vì bỏ đi hay làm thức ăn cho gia súc như bao người khác.

Hồ Xuân Vinh – Phó giám đốc tại Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu, đặt tại xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là một trong 10 cá nhân tiêu biểu được vinh danh tại giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2021 trong hạng mục nhà khoa học trẻ nổi bật, nhờ những đóng góp xuất sắc của mình trong lĩnh vực Công nghệ Môi trường.

Hướng nghiên cứu của anh về các thiết bị vật liệu xây dựng không nung và các loại máy tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp để tạo ra các loại sợi tự nhiên. Từ đó phát triển các sản phẩm “xanh” thân thiện với môi trường, tạo nền kinh tế xanh, tuần hoàn và bền vững.

“Cha đẻ” của máy lấy sợi tự nhiên từ thân cây chuối – anh Hồ Xuân Vinh, sợi chuối sau khi tách có thể làm thành vải, chỉ, khẩu trang,…

Anh Vinh chia sẻ: “Hai hướng phát triển của tôi là các loại vật liệu xây dựng không nung có độ mát cao và các loại bê tông dẻo, tạo ra các sản phẩm thông dụng cho thị trường và các loại sợi tự nhiên như sợi chuối, sợi dứa – những loại sợi có thể tận dụng được rất nhiều lượng phế phẩm nông nghiệp tại nước ta.”

Anh Hồ Xuân Vinh, một nhà khoa học trẻ, đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực vật liệu xây dựng không nung. Các sáng chế của anh như máy đúc gạch xây, máy đúc gạch lát và máy ép gạch đất đồi đã được áp dụng trong nhiều năm và góp phần giảm thiểu tối đa khối lượng khí CO2 thải ra môi trường. Đồng thời, những sáng chế này còn giúp giảm thiểu lượng chất đốt không thể tái chế như than đá hay các loại nhiên liệu khác.

Gần đây, ở lĩnh vực sợi, anh Vinh mới phát triển 2 năm gần đây với những sáng chế máy tách sợi để sản xuất sợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn nguyên liệu lấy từ thân cây chuối.

Bởi vì thường xuyên tiếp xúc với bà con nông dân, khi đến vùng bãi bồi sông Lam, anh Vinh nhận thấy bà con chỉ thu hoạch quả chuối một lần mỗi năm, trong khi thân cây chuối thì thường được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, và chỉ một số nhỏ được tận dụng.

Việc lãng phí số lượng lớn thân chuối này đã gây ảnh hưởng đến môi trường. Nhận thấy rằng bà con nông dân cũng muốn tìm cách tận dụng các phế phẩm này, anh Vinh đã nghiên cứu và phát triển các loại máy tách sợi, máy se chỉ, và các công nghệ khác để tái chế và tận dụng thân chuối.

Anh Vinh cũng là người sáng chế ra máy đúc gạch xây không nung

Với việc sử dụng các máy tách sợi và se chỉ, thân chuối có thể được chuyển đổi thành sợi, còn bã thân chuối có thể được ép thành các vật dụng như đĩa, bát,… để tái sử dụng. Nước từ thân chuối ép ra rất giàu kali, cho phép nó được sử dụng để làm nước dinh dưỡng bón cho trang trại chuối và các loại cây trồng khác. Theo anh Vinh, việc tái chế và sử dụng lại những phế phẩm này không chỉ giúp tạo ra những sản phẩm có giá trị mà còn giúp bà con nông dân tiết kiệm tiền bạc để không phải mua phân bón cho các cây trồng của mình. Đây là hướng đi mà anh Vinh đang theo đuổi.

Hiện tại, những chiếc máy tách sợi tự nhiên do anh Vinh chế tạo được bán cho các hộ gia đình trong vùng và các trang trại trồng chuối. Sau đó công ty của anh cũng sẽ là đơn vị thu mua sợi thành phẩm từ bà con nông dân.

Anh Hồ Xuân Vinh cho biết rằng trước đây, người dân thường sử dụng sợi chuối để làm vải dù, võng xếp và các loại sợi cho thời trang. Tuy nhiên, khi sợi nhựa polyester xuất hiện thì chúng trở nên rất cạnh tranh về giá cả và các công nghệ dệt hiện đại hầu hết tập trung vào sợi bông và sợi polyester, dẫn đến các loại sợi tự nhiên như sợi chuối, sợi gai, sợi đay,… dần mất đi sự phổ biến của chúng. Tuy nhiên, hiện nay, có một xu hướng quay trở lại sử dụng các loại sợi tự nhiên.

Việc Anh Vinh và nhóm của anh tiên phong phát triển công nghệ tách sợi tự nhiên làm nguyên liệu cho các nhà máy dệt may tại Việt Nam là một bước tiến quan trọng. Anh tin rằng nhu cầu về các loại sợi tự nhiên này sẽ tiếp tục tăng. Với phát minh này, anh đã tái chế hoàn toàn thân cây chuối, hầu như loại bỏ mọi chất thải. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường tại địa phương mà còn tạo ra các sản phẩm có thể tiêu thụ được, mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân địa phương.

Doanh thu từ việc bán máy tách sợi trong thời gian ngắn đã tạo doanh thu 500 – 600 triệu đồng. Theo nhận định của anh Vinh đây được coi là một ngành tiềm năng trong thời gian tới.

 

Bài viết cùng chủ đề: