Thay vì trồng, cɦặt – cɦặt, trồng, hơn 20 năm nay, chị Huỳnh Kim Em (xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) vẫn chung thủy trồng mận An Phước, để mỗi năm thu lời rủng rỉnh.

Hiện, chị Kim Em trồng mận An Phước với 3,5 công đất. Mận An Phước cho nhanh ăn trái, sai trái, chất lượng trái ngon và ngọt.

Trồng mận An Phước nhanh ăn trái hơn…mít Thái siêu sớm

Hôm chúng tôi đến thăm vườn, chị Kim Em và cả chục nhân công đang tất bật thu hoạch mận bán. Nhìn những hàng mận An Phước 20 năm tuổi gốc to bự, tán đan nhau, trái chín đỏ cây mà phát ham.

Theo chị Kim Em, trước đây khi đất này trồng lúa. Thấy trồng lúa vất vã quanh năm, suốt tháng mà lợi nhuận chẳng bao, gia đình chị quyết định chuyển sang trồng mận An Phước. Và từ đó đến nay, chị Kim Em luôn “chung thủy” với cây đặc sản này.

Chị Kim Em

Chị Kim Em cho biết, trồng mận An Phước không khó. Tuy nhiên, nông dân trồng mận An Phước phải luôn việc quanh năm.

“Ngoài việc phân tɦuốc, còn phải tạo táng, tỉa cành, “đôn tàng”, tắm tưới cây… Rất nhiều việc nhưng bù lại cây cho có lợi nhuận cao”, chị Kim Em chia sẻ.

Theo đó, từ khi đặt nhánh xuống trồng mận An Phước cho đến thu hoạch trái chỉ hơn 1 năm. Về khoảng này, mận An Phước ăn đứt mít Thái siêu sớm. Một năm cây cho 2 vụ trái. Vụ thuận từ tháng 10 năm trước cho đến tháng 5 năm sau. Và vụ nghịch tiếp sau đó.

Tuy nhiên, theo chị Kim Em, làm vụ nghịch cho mận An Phước rất vất vã. Thời điểm chăm sóc cây mận trước khi ra hoa là thời kỳ rất quan trọng, quyết định đến năng suất cây mận ở mùa vụ này.

Theo chị Kim Em, sau khi thu hoạch xong ở mùa vụ trước, người trồng phải cắt tỉa cành khô, cành sâu bệnɦ, để hạn chế sâu bệnɦ trên cây, thông thoáng giúp cây quang hợp tốt, thuận tiện chăm sóc cây.

Sau khi tiến hành cắt tỉa cành xong phải bón phân cho cây. Tùy theo độ tuổi cây mận để bón phân. Tưới nước đủ ẩm cho gốc để phân tan đều và tránh cây bị cháy rễ khiến cây bị cɦết.

Ở giai đoạn xử lý mận ra hoa trái vụ, bà con nông dân phải dùng hỗn hợp chất Paclobutrazol  và nước tưới xung quanh gốc mận. Phun ThiO Urea đều lên lá vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sử dụng phân bón để hạn chế rụng trái non, tăng tỷ lệ đậu trái, kích thích trái to.

“Từ khi cây ra bông đến thu hoạch khi là 3 tháng. Sau khi cây ra trái được một tháng thì bọc trái. Khoảng 20 ngày sau thu hoạch trái bán cho thương lái”, chị Kim Em chia sẻ.

Ngoài ra, theo chị Kim Em, để dễ dàng thu hoạch trái, mỗi năm người trồng phải “đôn tàng” cây một lần. Theo đó, sau khi thu hoạch trái, nông dân sẽ cắt ngọn cây để khống chế chiều cao cây 3-5m.

Khu vườn trồng mận An Phước của chị Kim Em

Cũng theo thị Kim Em, trồng mận An Phước “ngán” nhất ruồi vàng và sâu đỏ. Cây mận thường bị các loại sâu bệnɦ này tấn công. Để chủ động bảo vệ bộ lá, hoa, trái, nông dân phải vệ sinh vườn, quét vôi gốc, đồng thời sử dụng các loại tɦuốc bảo vệ thực vật.

Trồng mận An Phước “liều thì ăn nhiều”

Trước đây, huyện Cái Bè có khoảng 2.000ha trồng mận An Phước. Mận đỏ An Phước được thương lái mua tại vườn chia làm 2 loại: Mận dạt và mận đẹp. Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn thích bán xô.

Giá mận An Phước có thời điểm thương lái mua tại vườn 60.000 – 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cũng có thời điểm giá rớt thấp. Như hiện nay, giá mận An Phước là 20.000 đồng/kg.

Chính việc giá bất ổn này, khiến nông dân khó bám cây mận An Phước, dù rằng đây cà cây đặc sản, để trồng cây ăn trái khác. Hiện, diện tích trồng mận An Phước ở huyện Cái Bè chỉ còn vài ngàn ha.

Tuy nhiên, khi trao đổi về giá cả bấp bênh của cây mận An Phước, chị Kim Em vẫn cho rằng, chưa bao giờ chị thất vọng với giá trị cây đặc sản này mang lại.

“Trong năm, sẽ có vụ giá thấp, giá cao, nhưng nhìn chung bà con vẫn có lời. Tôi vẫn xác định chung thủy với cây mận An Phước”, chị Kim Em bộc bạch.

Chị Kim Em cho biết, hiện với hơn 100 gốc mận An Phước, mỗi vụ chị thu hoạch khoảng 20 tấn trái. Với mức giá 20.000 đồng/kg như hiện nay, chị vẫn có lời tốt.