Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
1462 lượt xem

TP.HCM: Thuần hóa loài thủy sản tên thơm nức được ví như lộc trời, anh nông dân bỏ túi 7 tỷ mỗi vụ

Cá dứa là đặc sản nổi tiếng nhất ở huyện Cần Giờ (TPHCM). Không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, cá dứa Cần Giờ mỗi năm xuất khẩu hàng chục tấn đi các nước châu Âu.

Ở Cần Giờ (TP.HCM) có một loài cá tên gọi đã thơm nức là đặc sản được ví như lộc trời. Mỗi mùa nước nối người dân chỉ cần ra bắt cá dứa con về nuôi. Sau một năm nuôi, cá dứa sẽ nặng từ 1,2 – 1,5kg với mức giá từ 300 – 350.000 đồng/kg. Trong đó nổi tiếng là trang trại nuôi cá dứa đặc sản quy mô lớn của anh Phạm Duy Khánh (xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ) mỗi vụ thu về 7 tỷ đồng.

Thuần hóa cá dứa đặc sản nơi cửa sông mùa nước nổi

Hiện, anh Phạm Duy Khánh nuôi cá dứa với diện tích 4ha, gồm 6 ao nuôi cá. Để nuôi thuần hóa được loài cá dứa với quy mô lớn là sự kỳ công. Bởi cá dứa là loại cá tự nhiên, sống ở vùng nước lợc nên việc nuôi cá con đòi hỏi nhiều công phu.

Anh Khánh cho biết, cho đến nay, việc nuôi cá dứa hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cá dứa giống tự nhiên. Việc nuôi cá dứa có sản lượng ít hay nhiều mỗi vụ phải trông chờ vào nguồn cá trên sông.

Trước khi bước vào vụ nuôi cá dứa, anh Khánh phải đặt cá dứa giống từ những người đánh bắt cá trên sông ở Bến Tre, Sóc Trăng…

Cá dứa từ Việt Nam bơi ngược dòng sông Mekong lên Campuchia để chuẩn bị sinh sản. Sau đó, trong khoảng từ tháng 9-12 (AL), cá sẽ đẻ trứng. Trứng cá trôi xuôi về Việt Nam nhờ dòng nước nổi của sông Mekong và nở thành cá bột (dài 3-4cm/con).

Mỗi năm từ tháng 10 đến tháng 12, người dân phải ra các cửa sông đợi cá dứa đẻ để bắt cá con về nuôi. Ở Việt Nam, chỉ một vài vùng biển như Cần Giờ, Côn Đảo mới nuôi được loại cá dứa này.

Lúc này, những người chuyên đánh bắt cá dứa giống ở Việt Nam sẽ đi thu bắt cá dứa bột. Sau khi đánh bắt, họ đưa cá dứa bột về thuần dưỡng thành cá giống. Sau khoảng 1 tháng thuần dưỡng, họ bán lại cho nông dân nuôi cá dứa thương phẩm.

“Thường tôi mua cá dứa giống dài 8-10cm. Giá cá dứa giống 20.000 đồng/con”, anh Khánh cho biết.

Mặc dù, cá dứa giống là giống tự nhiên, trong quá trình đánh bắt ít nhiều gây xây xát, thương tật, nhưng anh Khánh vẫn nuôi đạt đầu cá thu hoạch đến 90%.

Theo anh Khánh, nuôi cá dứa không khó. Cá dứa có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cá cũng bị bệnh ký sinh trùng. Vì thế, xử lý nước cho sạch bệnh trước khi thả giống và xử lý nước định kỳ mỗi tháng là hết sức quan trọng

“Sau thu cá xong là phải xả hết nước ra, vét hết bùn trong bao mới nuôi cá dứa tiếp vụ sau”, anh Khánh thổ lộ.

Loài cá đặc sản bán khắp thế giới thu về tiền tỷ

Cá dứa là đặc sản nổi tiếng nhất ở huyện Cần Giờ (TPHCM). Không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, cá dứa Cần Giờ mỗi năm xuất khẩu hàng chục tấn đi các nước châu Âu.

Mỗi vụ nuôi cá dứa mất khoảng 1 năm. Lúc này, trọng lượng cá 1,5 – 2kg/con. Đây là thời điểm thu hoạch cá cho lợi nhuận người nuôi cao nhất. Tuy nhiên, theo anh Khánh, hiện một số thương lái ở Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mua cá dứa của anh với trọng lượng từ 2kg trở lên.

Anh Khánh cho biết, mỗi năm anh bán ra khoảng 50 tấn cá dứa. Với giá cá dứa tươi hiện là 150.000 đồng/kg, anh Khánh có doanh thu 7,5 tỷ đồng.

Do cá dứa có giá trị kinh tế cao nên đời sống những hộ dân làm nghề này ở Cần Giờ thay đổi nhanh chóng.

“Khoảng chục năm trước thì chỉ có vài hộ nuôi cá dứa nhưng nay thì nuôi nhiều lắm. Nhiều hộ bỏ nuôi tôm chuyển sang nuôi cá dứa. Nhờ đó, đời sống người dân ngày một nâng cao, nhiều người xây nhà lầu, mua xe hơi cũng từ nuôi cá dứa”, ông Nguyễn Hữu Phú (người dân huyện Cần Giờ) chia sẻ.

Theo ông Huỳnh Văn Thanh – Giám đốc Hợp tác xã Cần Giờ tương lai cho biết mỗi năm Cần Giờ cung cấp khoảng 300 tấn cá dứa ra thị trường. Hai loại cá dứa phổ biến là cá tươi và khô dứa.

Các sản phẩm cá dứa Cần Giờ đều được kiểm định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cá dứa tươi được bán với giá từ 120.000 – 140.000 đồng/kg, khô dứa được bán từ 300 – 350.000 đồng/kg.

Theo Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ, hiện trên địa bàn có 15 hộ nuôi cá dứa với 30ha. Mỗi năm, huyện này cung cấp ra thị trường khoảng 200 tấn cá dứa. Hiện, khô cá dứa là sản phẩm OCOP 4 sao ở huyện Cần Giờ. Đặc sản khô cá dứa này là một món quà không thể thiếu đối với du khách đến Cần Giờ du lịch./.

Bài viết cùng chủ đề: