Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
114 lượt xem

Trẻ xem điện thoại quá nhiều, cơ thể sẽ có 3 thay đổi rõ rệt, mẹ coi nhẹ sẽ hối hận

Nhiều bố mẹ hay có thói quen đưa cho con điện thoại để trẻ ngồi yên mọi chỗ, thế nhưng nếu quá lạm dụng thiết bị thông minh, những thay đổi nghiêm trọng ở con có thể khiến bố mẹ vô cùng hối hận.

Thời buổi bây giờ đi đâu mà thấy trẻ con thì cũng y như rằng là đang gắn liền với cái điện thoại. Dùng điện thoại không xấu, vì đây là phương tiện công nghệ giúp chúng ta tiếp nhận thông tin nhanh chóng, tiện lợi hơn. Nhưng quá sa đà vào điện thoại thông minh, đặc biệt là với trẻ nhỏ nữa thì hậu quả chắc chắn sẽ tai hại vô cùng đó các mẹ ơi. Hôm bữa em có đọc được một bài viết về những thay đổi cơ thể trẻ sẽ phải đối diện nếu quá ngh iện điện thoại đây nè cả nhà.

Không còn thích tư duy

Với trẻ nhỏ thì vấn đề tư duy, sáng tạo luôn là vấn đề cần được chú ý rèn luyện mỗi ngày. Sẽ thật tai hại nếu một đứa trẻ không còn muốn tiếp nhận và suy nghĩ tư duy để thấu hiểu kiến thức. Và dùng điện thoại quá nhiều có thể biến điều này thành sự thật.

Khi đọc một cuốn sách, mắt tiếp nhận con chữ, não xử lý thông tin và không ngừng tư duy về kiến thức mà câu chữ đang ẩn chưa. Còn khi dùng điện thoại thông minh và đặc biệt là suốt ngày đắm chìm vào những video ngắn thì việc tiếp nhận sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Chỉ cần bấm vào điện thoại, mọi thông tin, hình ảnh, kiến thức, âm thanh, màu sắc,… sẽ hiện lên rõ mồn một. Não bộ quen dần với cách tiếp cận quá đơn giản này nên sẽ bắt đầu “trở nên lười biếng”. Đó là lý do rất nhiều người trước đó có thói quen đọc sách, có thể đọc nhiều cuốn sách chuyên môn cao nhưng sau một thời gian gắn liền với điện thoại thông minh thì lại bị mai một đi khả năng suy nghĩ khi đọc sách. Một khi đã sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, những dây thần kinh trong não bộ sẽ được sử dụng ít đi. Từ đó, các phản ứng từ não bộ sẽ trở nên chậm chạp và kém nhanh nhạy hơn.

Nếu không muốn con mình chỉ học hỏi qua việc nhìn và tiếp nhận mà không hề có sự tư duy hay sáng tạo, bố mẹ cần nghiêm khắc hơn trong chuyện quản lý thời gian sử dụng điện thoại thông minh của con.

Dễ nổi nóng

Một sự thật là ng hiện điện thoại thông minh hoàn toàn có thể gây ra sự thay đổi liên quan đến tính cách, cảm xúc của trẻ. Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều thường có xu hướng thường xuyên nổi nóng hơn, hay tức giận và không dễ để kiềm chế được cảm xúc của mình.

Vì mọi thứ xuất hiện trên các thiết bị điện tử đều đem lại trải nghiệm dễ dàng, đơn giản. Muốn xem video, xem tranh truyện, mở một phần mềm game,… tất cả có thể xuất hiện chỉ bằng một nút bấm. Điều này làm cho trẻ dễ xuất hiện nhận thức sai lầm là mọi chuyện đều vô cùng đơn giản. Khi gặp vấn đề gì khó khăn hơn, con sẽ bị thiếu kiên nhẫn và mau trở nên tức giận hơn.

Não bộ bị thoái hóa

Một thay đổi đáng sợ nữa có thể xảy ra nếu trẻ quá gắn chặt với điện thoại đó chính là sự thoái hóa của não bộ. Trước 5 tuổi, trẻ có một khoảng thời gian vô cùng tuyệt vời để trải nghiệm cuộc sống thực tế xung quanh mình, càng trải nghiệm nhiều, con sẽ càng khỏe mạnh và thông minh, hiểu biết hơn. Đây cũng là khoảng thời gian trẻ xây dựng được những đường dẫn kết nối thần kinh nhanh gấp đôi so với quãng thời gian về sau.

Nếu trong thời điểm này, trẻ không ra ngoài và tự nhìn ngắm, lắng nghe, ngửi hay chạm,… vào vạn vật xung quanh, não bộ sẽ không có đủ sự nhận thức đa dạng từ các giác quan và đương nhiên, cấu trúc chức năng não bộ cũng sẽ thoái hóa, suy giảm đi đáng kể.

Chỉ nhìn mọi thứ qua màn hình điện thoại, thế giới của con trẻ dần bị là phẳng. Các thông tin đều được thu gọn và tóm tắt một cách đơn giản khiến trẻ không còn thích suy nghĩ hay sáng tạo ra điều mới. Đây là một điều tai hại vô cùng. Chính vì thế, nếu muốn tốt cho con mình, hãy cho con sử dụng các thiết bị điện tử đúng cách, quản lý chặt chẽ thời gian sử dụng và chọn lọc kỹ những nội dung con sẽ xem chính là điều mà phụ huynh nào cũng cần thực sự quan tâm.

Bài viết cùng chủ đề: