Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
113 lượt xem

Trồng cây lấy lá Tết nào cũng cần, nông dân ngồi chơi xơi nước cũng rủng rỉnh tiền

Lá dong được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh giày bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ. Bánh gói lá dong sau khi luộc có mùi thơm đặc biệt và dễ chịu.

Cây lá dong, dong gói bánh, dong rừng hay dong lá là một loài thực vật trong họ Dong.

Cây thân thảo cao 1–2 m. Các lá gốc 1 (hoặc 2); bao lá 3–50 cm. Lá mọc trên thân cây 1; bao lá 3–5 cm; cuống lá 7,5–60 cm, thể gối 2–7 cm; phiến lá hình từ trứng tới elip, 25-55 × (5,5-) 8–20 cm, dạng dai như da nhưng mỏng, không lông, gốc lá thuôn tròn với tâm nhọn, đỉnh lá nhọn.

Cụm hoa không cuống, bao gồm 4 hay 5 hoặc nhiều hơn các bông con, hình cầu, đường kính 3–8 cm; các lá bắc nhiều, thuôn dài, 2-2,5 cm, đỉnh với mũi nhọn thon dần và cứng dạng gai. Hoa 2 trên mỗi lá bắc, màu trắng hay trắng ngả sang vàng. Các lá đài thẳng, khoảng 5 mm. Ống tràng hoa khoảng 8 mm; thùy lá hình elip, kích thước khoảng 5 x 2 mm. Các nhụy lép bên ngoài hình trứng ngược, khoảng 5 mm. Bầu nhụy nhẵn nhụi hoặc có lông măng ở đỉnh. Quả thuôn dài, khoảng 1,2 cm; vỏ quả mỏng. Hạt 1, hình dạng elip, khoảng 1 cm; áo hạt màu đỏ. Ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 8, nhưng có thể sớm hơn từ tháng 2, kết quả từ tháng 8 tới tháng 11.

Lá dong sinh sống trong các khu vực ẩm ướt có bóng râm che phủ như trong rừng, thường trong các thung lũng dọc theo suối; cao độ từ 0 tới 1.500 m.

Lá dong được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh giày bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ. Bánh gói lá dong sau khi luộc có mùi thơm đặc biệt và dễ chịu.

Lá dong còn được dùng để cất giấm bằng cách ngâm lá với rượu hay dung dịch 30% đường.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá dong được dùng làm thuốc giải độc, chữa say rượu, rắn cắn.

Mấy năm nay, một số hộ dân ở huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) đã tận dụng diện tích rừng để trồng xen cây lá dong, cây trồng ngắn ngày này đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong vùng.

Chị Dương Thị Oanh, ở thôn Pác Khoang, xã Yên Mỹ, huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) là hộ có thu nhập khá từ mô hình trồng cây lá dong dưới tán rừng.

Mỗi năm, từ khai thác lá dong, gia đình chị thu được khoảng 40 triệu đồng. Số tiền đó đã góp phần lớn vào nguồn thu nhập của gia đình.

Khách hàng tiêu thụ phần lớn ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên… 1.000 lá đã qua lựa chọn, giá khoảng 800.000 đồng, còn bán đổ xô là 500.000 đồng, bà con không mất công vận chuyển mà tư thương vào tận nhà để thu mua Với gia đình chị Oanh thì đây là cây trồng ngắn ngày cho hiệu quả khá nhất từ trước đến nay.

Chị Lường Thị Báy, ở thôn Pác Giả, xã Đồng Thắng có đồi quýt hơn 10 năm tuổi nằm trong khe sâu, chị tận dụng trồng xen các khóm cây lá dong dưới tán quýt.

Cây lá dong ưa ẩm, ưa mát nên sau vài năm đã nhân đẻ nhánh lên 300 khóm, cho thu nhập đều mỗi năm hàng chục triệu đồng.

Mô hình trồng cây lá dong dưới tán rừng đã được nhiều người dân ở Chợ Đồn thực hiện. Mặc dù chưa có đánh giá của cơ quan chức năng, nhưng theo ghi nhận từ người dân, đây là mô hình đã và đang mang lại giá trị kinh tế khá.

Bài viết cùng chủ đề: