“Dân tộc không thích đọc sách là dân tộc không có tương lai”
Dân tộc đam mê đọc sách nhất có lẽ là người Do Thái.
Các bà mẹ Do Thái đều nghiêm túc dạy bảo con: “Sách là nơi cất giấu trí tuệ, mà trí tuệ còn quý hơn cả tiền bạc châu báu vì không ai có thể cướp đi được”. Họ gieo vào tiềm thức những đứa bé về “sự ngọt ngào của sách” bằng cách nhỏ vài giọt mật lên trang sách cho trẻ liếm.
Đất nước Trung Đông nhỏ bé này giữ hai chỉ số cao nhất thế giới về sách, đó là số lượng sách xuất bản theo đầu người cao nhất và thời gian giới trẻ đọc sách cao nhất. Thậm chí, ở Israel, người ta còn đặt sách trong nghĩa địa vì họ tin rằng các linh hồn cũng thích đọc sách.
Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có người mù chữ. Ngay cả người ăn xin cũng có quyển sách bên cạnh. Đọc sách, đối với họ, không chỉ là thói quen mà là nhu cầu tự nhiên như hơi thở: không thể sống mà không đọc sách.
Ở Israel có một ngày tên gọi là Sabbath. Đó là ngày lễ nghỉ ngơi. Tất cả các hoạt động, từ làm ăn đến vui chơi giải trí đều dừng lai, các hãng hàng không ngừng bay, các phương tiện giao thông công cộng ngừng hoạt động, các cửa hàng đều đóng cửa,… Mọi người chỉ có thể nghỉ ngơi và cầu nguyện. Nhưng có một ngoại lệ: tất cả các nhà sách được mở cửa. Trong những ngày này, mọi người đến nhà sách đông nhất, họ đến đây để yên lặng đọc sách.
Một dân tộc khác xứng đáng để chúng ta học hỏi. Họ không có những phát minh vĩ đại, cũng chẳng có nhiều giải thưởng Nobel, nhưng họ luôn ở đỉnh cao khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhờ nghiêm túc học tập. Đó là người Nhật.
Thực ra, văn hoá đọc của người Nhật đã được hình thành từ cách đây hơn ba trăm năm. Từ thời Genroku (1688-1704) nước Nhật đã có hệ thống xuất bản với lượng sách lên tới 10.000 cuốn năm. Ngày nay, người Nhật vẫn tiếp tục là một trong những dân tộc đọc sách nhiều nhất thế giới. Họ có thói quen đọc sách ở mọi không gian: khi chờ đợi trên bến, trong xe Bus, trên tầu điện ngầm… Thói quen này đã hình thành văn hoá đọc đứng Tachyomi.
Mới đây, bài viết “Người Trung Quốc không đọc sách”của một kỹ sư Ấn Độ đã lan truyền rất nhanh trên mạng. Tác giả cho rằng, nếu tiếp tục như thế, tương lai của TQ sẽ phải trả giá. Nội dung bài viết đại ý, trong chuyến bay từ Frankfurt đến Thượng Hải, tác giả rất ngạc nhiên khi phát hiện, những người Trung Quốc đều chơi games hay xem phim trên Ipad, trong khi hầu hết hành khách Đức đều đọc sách. Nhiều người nước ngoài du lịch tới Trung Quốc đều nhận ra ở đây quá ít tiệm sách, nếu so sánh với các tiệm mát-xa. Hiếm khi nhìn thấy một người Trung Quốc đọc sách nơi công cộng. Họ luôn ồn ào hay bận rộn gọi điện thoại, gửi tin nhắn, lướt weibo hoặc chơi games… chỉ là không đọc sách.
Nhìn lại Việt Nam, tôi e rằng, chúng ta cũng giống ông bạn láng giềng về mục đọc sách này. Dù chưa có số liệu thống kê, nhưng dễ nhận thấy người Việt ngày nay đọc sách không nhiều. Các bạn trẻ còn đọc ít hơn. Họ tin một cách sai lầm rằng lướt web có thể thay thế việc đọc sách. Họ dành nhiều thời gian ở quán nhậu nên không còn thời gian đến thư viện. Trong khi người Do Thái tự hào vì trong nhà có tủ sách, thì có lẽ, người Việt Nam lại tự hào vì trong nhà có tủ rượu!
Tư tưởng và tri thức của một dân tộc phụ thuộc vào hệ thống học tập mà văn hoá đọc là phần quan trọng nhất của hệ thống này. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc đọc sách. Hãy truyền cảm hứng này cho vợ chồng, con cái, người thân và bạn bè… Nó không chỉ hữu ích cho mỗi cá nhân mà còn tốt cho toàn xã hội.
- Loại quả có vị ngọt lại rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, giá nửa triệu/kg vẫn đắt khách
- Khi ăn cơm, nếu con có 3 biểu hiện này chứng tỏ EQ kém, bố mẹ phải chỉnh đốn ngay
- Khi 1đứa trẻ bị cha mẹ chỉ trích hay đ.á.nh chửi: Nó không dừng yêu cha mẹ mà dừng yêu "chính bản thân mình"
- Những nguyên tắc “vàng” chăn nuôi heo hữu cơ cho người mới khởi nghiệp
- Đòn roi chính là sự "bất lực" trong cách giáo dục con cái của cha mẹ