Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
163 lượt xem

Trông như con nhím nhưng không phải là nhím, nông dân Hà Nội 9X nuôi nhàn tênh vẫn thu về tiền tỷ

Nắm trong tay chuỗi trang trại nuôi don, anh Nguyễn Văn Dũng (SN 1993) ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, TP Hà Nội được nhiều người biết đến với thu nhập tiền tỷ từ con don.

Hiện nay, con don đã dần trở thành một loại đặc sản được nhiều người yêu thích với giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao từ một loài động vật hoang dã khó thuần, ít người biết đến.

Từ kỹ sư cầu đường bén duyên nuôi don đặc sản

Chủ của chuỗi trang trại chăn nuôi don trên khắp cả nước là anh Nguyễn Văn Dũng (SN 1993), điển hình trong số đó là trang trại tại thôn Sở Hạ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

“Vì có họ với nhím nên con don nhìn khá giống với con nhím. Đặc điểm để phân biệt với nhím là don nhỏ hơn nhím và có đuôi, lông gai trâm thô, ngắn và dẹp (không tròn như nhím). Don cũng là loài thú đặc sản nhỏ, chỉ nặng 5 đến 7 kg” – anh Dũng chia sẻ.

Trước đây nghề chính của anh Dũng là xây dựng công trình kỹ thuật cầu đường. Một lần tình cờ qua bản trên vùng Tây Bắc, được thưởng thức các món chế biến từ thịt don đặc sản, anh nhận thấy thịt don rất ngon và lạ miệng.

“Ngay từ giây phút đó, tôi đã nảy ra ý tưởng về việc chăn nuôi con don đặc sản bởi anh nhận thấy rằng ở thành thị, những người có thu nhập cao thường có nhu cầu thưởng thức các món ngon, lạ. Đặc biệt, thịt don không chứa cholesterol, có tác dụng nhuận tràng, dạ dày con don còn được dùng để chữa bệnh đau dạ dày mãn tính lâu năm”- Anh Dũng nói.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi don, anh Dũng cho biết: Con don có trọng lượng trung bình từ 5 – 7 kg. Chăn nuôi don mang lại hiệu quả cao vì chúng vẫn giữ được gen tự nhiên hoang dã, sức đề kháng chống lại dịch bệnh tốt nên hầu như không cần dùng đến bất cứ loại thuốc thú y nào. Thức ăn của don khá đơn giản và dễ kiếm được ngoài thiên nhiên, chủ yếu là các loại rau củ quả như: bí ngô, cà rốt, chuối, dưa hấu…

Ngoài ra, những con trưởng thành và don cái đang trong chu kỳ sinh sản sẽ được trang trại của anh còn bổ sung thêm đồ ăn chín kết hợp với đạm như cháo cá, cháo gà, cháo thịt kết hợp nấu với một số loại rau củ.

Mỗi ngày, anh Dũng dành ra chỉ vỏn vẹn 2 – 3 giờ đồng hồ để chăm sóc don. Chăn nuôi con don, hầu như anh không phải sử dụng các loại thiết bị máy móc phức tạp. Chỉ khi thời tiết miền Bắc nắng nóng, anh có sử dụng thêm các loại quạt công nghiệp và máy phun sương để làm mát tự nhiên cho don.

Anh Dũng còn cho biết hiện tại bên trang trại nuôi con don đặc sản của anh chuyên cung cấp thực phẩm chủ yếu cho hai đơn vị chính là khách sạn Mường Thanh và FLC trên khắp cả nước. Ngoài ra anh còn có những hợp đồng bao tiêu với thời hạn từ 1 – 5 năm.

Ngoài thị trường, giá thịt don đang giao động từ 1,9 triệu đồng – 2 triệu đồng/kg. Còn giá anh hỗ trợ bao tiêu cho bà con là 1,6 triệu đồng – 1,7 triệu đồng/kg.

Đầu tư chuồng trại bài bản nuôi don đặc sản

Theo chân anh Dũng đi tham quan trang trại rộng 1.600 m2 với hơn 1.000 cặp don bao gồm cả don sinh sản và don thương phẩm, chúng tôi thấy rõ được đầu tư bài bản, bố trí chuồng trại hợp lý, thuận tiện cho cả vật nuôi và người chăm sóc.

Vì anh rất chú trọng về khâu vệ sinh chuồng trại và xử lý phân nên dù trang trại của anh Dũng có nuôi thêm một số loài động vật hoang dã khác như chồn mốc, chồn hương, dúi má đào cũng không hề có mùi hôi hay ẩm mốc.

Anh thường dùng trấu hoặc mùn cưa kết hợp với men vi sinh và chế phẩm sinh học, rải một lớp dày khoảng 5cm để khử mùi hôi từ phân của con don hay các loài khác. Lớp trấu và mùn cưa này sẽ được xử lý sau 10 – 12 ngày đối với mùa hè và 15 – 20 ngày đối với mùa đông. Đặc biệt, trấu đã sử dụng này còn có thể đốt thành gio đem trồng rau rất tốt.

Về việc rửa vệ sinh chuồng trại, anh Dũng lưu ý phải để nước thoát thật nhanh, tránh ứ đọng gây ẩm mốc, khiến vật nuôi bị một số bệnh ngoài da, đau mắt, bỏ ăn, hoặc tiêu chảy. Kết hợp với đó, nhiệt độ chuồng trại cũng khá quan trọng, nhiệt độ ổn định nhất giao động từ 22 – 23 độ C giúp don sinh sống và phát triển thuận lợi.

Từ những kinh nghiệm nuôi don đặc sản đúc kết được sau gần chục năm gắn bó với nghề, anh thanh niên 9X chia sẻ: “Khi bà con thực sự muốn tìm hiểu đầu tư chăn nuôi con don, cần lưu ý nên đến trực tiếp các trang trại để thăm quan mô hình, xem trang trại đó có đủ lớn, đủ uy tín hướng dẫn và song hành cùng bà con hay không”.

“Đặc biệt, do don là động vật hoang dã nên trang trại đó phải được chi cục kiểm lâm, sở tại tỉnh cấp mã số trại để có đủ chức năng cung cấp giấy tờ nguồn gốc cho người chăn nuôi…”, anh Dũng cho hay.

Bài viết cùng chủ đề: