Các nhà đầu tư kiến nghị các cấp có thẩm quyền tiến hành xem xét, cho phép đề xuất chủ trương đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ lên quy mô 10-12 làn xe.

Lưu lượng xe vượt xa thiết kế ban đầu

Mới đây, CTCP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành (Công ty Phương Thành) đã gửi văn bản đề xuất đến Bộ GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam về việc mở rộng tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ lên 10-12 làn xe theo phương thức đối tác công – tư (PPP).

Theo đó, nội dung văn bản nêu rõ: Công ty Phương Thành là nhà đầu tư Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, TP. Hà Nội theo phương thức hợp đồng BOT.

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ luôn trong tình trạng quá tải. Ảnh: Internet

Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ luôn trong tình trạng quá tải. Ảnh: Internet

Dự án này có chiều dài khoảng 29km, điểm đầu tại Km 182+300 (đoạn nút giao Pháp Vân) và điểm cuối tại Km211+256 (nút giao Đại Xuyên). Quy mô mặt cắt ngang của dự án là 33,5m gồm 6 làn xe cơ giới.

Dự án sẽ được chia làm 2 giai đoạn; trong đó giai đoạn 1 thi công hoàn thành và bắt đầu thu phí từ tháng 10/2013; giai đoạn 2 thi công và cho phép đưa vào khai thác từ ngày 5/7/2019.

Theo như Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ có quy mô 8 làn xe được đầu tư trước năm 2030.

Hiện Cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT trình Chính phủ phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch.

Cụ thể trong đó có đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ được kiến nghị điều chỉnh quy mô lên đến 10-12 làn xe (đoạn Pháp Vân – Vành đai 4 với quy mô 12 làn xe, đoạn Vành đai 4 – Phú Thứ có quy mô 10 làn xe).

Theo TCVN 5729:2012 “Đường ô tô cao tốc – Yêu cầu thiết kế”, đối với tuyến đường cao tốc có quy mô 6 làn xe như tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ ứng với mức độ phục vụ thì năng lực thông hành trung bình năm vào khoảng 55.400 xe quy đổi/ngày đêm.

Trong khi đó, số liệu từ công tác thu phí của dự án cho thấy, lưu lượng xe con trung bình của năm 2023 cho cả hai chiều ở vào khoảng 80.000 xe/ngày đêm. Như vậy, lưu lượng xe thực tế đã vượt xa lưu lượng xe theo thiết kế.

Dựa trên số liệu từ công tác thu phí của dự án cho thấy, lưu lượng xe con quy đổi trung bình của năm 2023 đối với cả hai chiều ở vào khoảng 80.000 xe/ngày đêm. Do đó, lưu lượng xe thực tế hiện đã vượt xa lưu lượng xe theo thiết kế.

Ngoài ra, qua công tác theo dõi của đơn vị vận hành khai thác, lưu lượng xe trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ hiện cũng liên tục tăng trưởng với mức tăng trưởng bình quân khoảng 6%/năm.

Trước nhu cầu lưu lượng xe ngày càng gia tăng, việc đầu tư mở rộng tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ lên quy mô 10-12 làn xe được xem là điều cần thiết.

Nhu cầu kết nối ngày càng tăng

Hiện nay, TP. Hà Nội đang triển khai xây dựng rất nhiều tuyến đường kết nối vào đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Một trong những dự án đáng để kể đến là dự án nút giao Tứ Hiệp, đấu nối tại Km184+116 với quy mô mặt cắt ngang 60m, gồm 6 làn xe cơ giới và 2 đường song hành, hiện đang được thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.

Nhu cầu kết nối 2 tuyến cao tốc ngày càng tăng cao. Ảnh: Internet

Nhu cầu kết nối 2 tuyến cao tốc ngày càng tăng cao. Ảnh: Internet

Ngoài ra, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3,5 đoạn từ Phúc La – Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đấu nối với cao tốc tại Km185+400; quy mô mặt cắt ngang 80m, gồm 6 làn xe cơ giới và 2 đường song hành hiện đang được thi công, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2027.

Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô đấu nối tại Km190+260 được chia làm 2 giai đoạn với quy mô mặt cắt ngang 120m.

Giai đoạn 1 của tuyến đường sẽ có 4 làn xe cao tốc đi cao, 2 đường song hành mặt cắt ngang 12m, dự án này hiện đang được triển khai thi công, về cơ bản sẽ hoàn thành vào năm 2026 và đưa vào sử dụng trong năm 2027.

Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ giúp tăng tính kết nối giữa cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với các tuyến đường vành đai của TP. Hà Nội, khi đó, lượng giao thông trên tuyến cũng ngày càng tăng cao.

Vì thế, việc đầu tư mở rộng tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ lên quy mô 10-12 làn xe là điều cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng, đặc biệt vào các ngày cuối tuần.

Trước đó, Cục Đường bộ Việt Nam đã có tờ trình gửi Bộ GTVT về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại tờ trình, đơn vị quản lý chuyên ngành đã đề xuất điều chỉnh quy mô 4 đoạn tuyến cao tốc, bổ sung quy hoạch mới 2 tuyến cao tốc, điều chỉnh phạm vi 4 tuyến cao tốc cũng như điều chỉnh tiến trình đầu tư một số đoạn tuyến.

Các tuyến cao tốc được điều chỉnh bao gồm: Cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Pháp Vân – Phú Thứ (Hà Nam), đoạn Bến Lức (Long An) – Trung Lương (Tiền Giang), đoạn Cần Thơ – Cà Mau và cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long.