Trong khi đó, hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) tại TP HCM là hầm vượt sông đầu tiên tại Việt Nam.

Phương án xây hầm vượt sông thay vì xây cầu Cát Lái đã được ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất. Việc có đề xuất này do nhiều nguyên nhân.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, vị trí dự kiến làm cầu Cát Lái gần các cụm cảng Cát Lái, Đồng Nai, Bình Dương nên cầu Cát Lái cần xây dựng tĩnh không cầu cao, đảm bảo lưu thông của các tàu hàng lớn ra vào các cảng.

Khi thiết kế tĩnh không cao, cầu Cát Lái cần đường dẫn cầu dài, từ đó diện tích thu hồi, giải phóng mặt bằng cả 2 phía Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai khá lớn, tăng kinh phí đầu tư lên cao.

Hiện khu vực này vẫn phải luỵ phà. Sau khi qua phà, người dân từ TP HCM có thể đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Việc Đồng Nai đề xuất xây hầm vượt sông nối Thành phố Hồ Chí Minh thay phương án cầu nhằm hạn chế giải phóng mặt bằng, đồng nghĩa việc sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư cho dự án.

Cùng đó, phương án làm hầm vượt sông sẽ đảm bảo tính mỹ quan hai bờ sông Đồng Nai, không ảnh hưởng hoạt động cảng Cát Lái.

UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với Công ty Cổ phần Fecon và Công ty Shanghai Tunnel Engineering Co.STEC. Công ty Cổ phần Fecon và đơn vị đối tác đã đề xuất ý tưởng xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai.

Đại diện Công ty Cổ phần Fecon cho biết theo nghiên cứu ban đầu, công ty xác định việc xây hầm vượt sông sẽ hạn chế được các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Từ đó, giảm tối đa tác động xã hội đến địa bàn dân cư đang sinh sống trong khu vực quy hoạch.

Có 2 phương án. Phương án 1 là xây hầm dài hơn 2,3km, với 8 làn đường (4 làn đường mỗi hầm), vận tốc thiết kế 80 km/h. Phương án 2, quy mô 6 làn đường với 3 làn đường mỗi hầm; chiều dài tuyến hơn 1,7km.

Qua nghiên cứu, phương án rẻ nhất và nhanh nhất để thi công hầm thay cho xây dựng cầu Cát Lái có chi phí 9.000-10.000 tỷ đồng , thời gian thi công dưới 2 năm.

Huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) chỉ cách TP Thủ Đức (TPHCM) bởi con sông Đồng Nai. Hiện nay, con đường ngắn nhất đi từ TP Thủ Đức qua huyện Nhơn Trạch là phà Cát Lái. Bên phía Đồng Nai, con đường nối vào bến phà thuộc xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch rất nhỏ hẹp, thường xuyên xảy ra kẹt xe vào các dịp nghỉ lễ.

Việt Nam sẽ có hầm vượt sông thứ hai, chi phí 10.000 tỷ đồng? – Ảnh 3.‘Bầu’ Hiển đầu tư vào hãng bay từng được ví như ‘con chim… chả còn cọng lông nào’
Hai bên kỳ vọng đưa thương hiệu này thành hãng hàng không du lịch hàng đầu Việt Nam.

Phương án làm hầm Cát Lái có nhiều ưu điểm

Mới đây, TS Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP HCM, nói với VnExpress rằng đây là giải pháp phù hợp với xu hướng phát triển logistics tại khu vực, khi ngày càng có nhiều tàu lớn ra vào các cảng.

Ông cũng cho biết khoảng 20 năm trước, tàu thuyền đường sông tải trọng chỉ khoảng 500 tấn, nay đã lên 2.000-5.000 tấn. Nhu cầu vận chuyển bằng đường thuỷ theo sông Soài Rạp, Đồng Nai ra vào các cụm cảng ở khu vực còn tiếp tục tăng, nên ông cho rằng việc xây dựng hầm là định hướng lâu dài để phát triển giao thông thuỷ. Còn khi làm cầu, tĩnh không thông thuyền cần thiết kế cao, ít nhất 45 m – tương tự cầu Phú Mỹ mới đảm bảo cho các tàu lớn chạy phía dưới.

Ngoài ra, ông Thuận nhận xét hầm vượt khi được xây dựng sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng tầm nhìn, không gian cảnh quan bờ sông cũng như giảm đền bù, giải phóng mặt bằng so với phương án làm cầu. Bởi với tĩnh không cao, cầu Cát Lái sẽ cần đường dẫn dài, đồng nghĩa diện tích thu hồi đất nhiều hơn, tác động các khu dân cư vốn đã ổn định.


Đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) hiện là hầm vượt sông duy nhất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, chuyên gia trên cho rằng thách thức của phương án làm hầm là chi phí đầu tư sẽ cao hơn so với xây cầu, quá trình thi công cũng đòi hỏi các giải pháp kỹ thuật phức tạp. “Nhưng nếu xét về lâu dài, hầm chui sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội tốt hơn khi khu vực trên tương lai sẽ phát triển mạnh giao thông, du lịch đường thuỷ”, ông Thuận nói.

Trong đó, đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) hiện là hầm vượt sông duy nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là một trong số những dự án góp phần kết nối bán đảo Thủ Thiêm và trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

Đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) khánh thành vào năm 2011 sau 7 năm xây dựng. Dự án được hỗ trợ đầu tư gần 2 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Đường hầm được thi công bằng công nghệ đúc, dìm dài nhất Đông Nam Á.‏

Theo bản thiết kế mặt cắt, hầm rộng hơn 33m và cao gần 9m. V‏ ới tổng chiều dài gần 1.500m‏, hầm được chia làm 3 đoạn chính gồm: hầm dẫn phía TP HCM (tổng chiều dài 585m); hầm dẫn phía Thủ Thiêm (tổng chiều dài 535m); hầm dìm (tổng chiều dài 370m).