Bạn trai kiên quyết bắt cạo lông “vùng k**” mới QH, cô gái lo lắng không biết có nên thực hiện hay không nên đã hỏi cư dân mạng.
“Có nên cạo lông vùng k** không?” là chủ đề được không ít chị em quan tâm. Một nữ sinh đại học đã chia sẻ trên mạng xã hội Dcard của Trung Quốc về việc bạn trai kiên quyết bắt cô cạo sạch lông “vùng k**”. Người yêu cô gái nói rằng sẽ không QH nếu cô không dọn sạch vì anh sẽ cảm thấy như đang gần gũi với đàn ông vậy.
Vì vậy, cô gái bắt đầu tự hỏi liệu có nên dọn sạch sẽ vùng nhạy cảm không, bởi cô chưa từng thực hiện bao giờ nên khá lo lắng không biết có ảnh hưởng gì không.
Bài đăng của cô gái đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi, một số cư dân mạng ủng hộ cho rằng “dọn dẹp giúp sạch sẽ và đẹp hơn”, “Sau khi dọn sạch, kinh nguyệt đến cũng thoải mái hơn”. Tuy nhiên, cũng có người khuyên không nên cạo sạch vì khi lông mọc lại sẽ như gai, khá khó chịu. Có người lại cho rằng “vùng k**” không lông khá kỳ quặc, chỉ nên cắt tỉa gọn gàng. Cũng có nhiều chị em tiết lộ mình thường xuyên tỉa tót phía dưới cơ thể để duy trì vẻ đẹp và giữ cho phần thân dưới luôn sạch sẽ.
Về vấn đề này, bác sĩ Xu Lanfang – chuyên gia t*** dục học người Đài Loan cho biết, việc chị em có nên dọn sạch “vùng k**” hay không nên dựa theo nhu cầu, sở thích của bản thân, đừng vì người khác. Nếu bạn lựa chọn cạo sạch để chiều người yêu hiện tại nhưng không may cả hai sau đó chia tay và bạn có người mới, người đó lại không thích như vậy thì sao? Hơn nữa, lông “vùng k**” đôi khi lại chính là lý do khiến cơ thể chị em có mùi riêng thu hút nam giới.
Bác sĩ Xu Lanfang cũng cho biết lông mu có chức năng ngăn vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào “vùng k**”. Nhưng không ít người lại lo lắng nó cũng sẽ dễ mang vi khuẩn và virus, điều này cũng sẽ gây viêm nhiễm bộ phận sinh d**. Tuy nhiên, theo bác sĩ Xu Lanfang, vấn đề viêm nhiễm phụ khoa liên quan tới việc vệ sinh có tốt hay không, không phải do lông mu.
Nếu chị em muốn dọn sạch phần lông này triệt để, bác sĩ Xu Lanfang khuyên nên chọn thẩm mỹ nội khoa, đốt sạch gốc lông thì sẽ không mọc lại. Nhưng nếu không muốn mất vĩnh viễn, bạn phải tẩy lông nhiều lần bằng sáp nóng hoặc dao cạo. Lưu ý cố gắng không làm trầy xước da khi làm sạch, nếu không có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm nang lông.
Lông mu có lợi ích gì?
Bác sĩ tiết niệu người Đài Loan Gu Fangyu, Đại học Y Bắc Kinh từng chia sẻ bốn chức năng chính của lông mu:
1. Thực hiện chức năng sinh d**
Sau khi cơ thể con người bắt đầu phát triển các đặc tính sinh d** phụ vào khoảng 12 đến 13 tuổi, lông mu cũng sẽ bắt đầu mọc. Và khi đến tuổi dậy thì, lông mu cũng tiết ra một lượng lớn pheromone để thu hút người khác giới.
2. Giảm ma sát ở mu
Hầu hết lông mu đều xoăn và có lông tơ, có các chức năng như lò xo và giảm xóc. Da sẽ không trực tiếp va chạm và cọ xát vào nhau trong quá trình QH, điều này có thể làm giảm tổn thương bộ phận sinh d**.
3. Tác dụng bảo vệ
Thuở sơ khai, con người sống khỏa thân, cho dù quy đầu DV được bao phủ bởi lớp da quy đầu nhưng nó vẫn tương đối mỏng manh và môi âm hộ của phụ nữ cũng vậy. Lúc này lông mu có thể phát huy tác dụng bảo vệ, tránh ánh nắng mặt trời và côn trùng cắn.
Lông mu giúp bảo vệ vùng k** của chị em khỏi virus, vi khuẩn, tránh ma sát khi QH… (Ảnh minh họa)
Lông mu giúp bảo vệ “vùng k**” của chị em khỏi virus, vi khuẩn, tránh ma sát khi QH… (Ảnh minh họa)
4. Điều chỉnh nhiệt độ và mùi
Một số mùi sẽ vẫn còn sau khi đi tiểu. Lông mu có thể điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, đồng thời cải thiện mùi của bộ phận sinh d**. Tương tự như lông mũi, nó có chức năng điều chỉnh nhiệt độ. Khi không khí lạnh đi vào khoang mũi, bạn sẽ không cảm thấy lạnh sau khi đi qua lông mũi.
Bác sĩ Gu Fangyu nhắc nhở rằng mặc dù lông mu có tác dụng bảo vệ, nhưng vẫn cần chú ý nếu rậm rạp quá mức, dễ dàng che giấu bụi bẩn, thậm chí gây bệnh. Nếu lông mu quá rậm rạp sẽ kéo dài đến hậu m**, ngoài ra quần lót dễ bị bẩn, hậu m** bị nhăn nheo khó vệ sinh, có thể gây ra bệnh trĩ hoặc viêm ống dẫn trứng.
Nếu bạn thực sự muốn tỉa lông mu thì chỉ cần tỉa dọc theo mép ngoài của quần lót hoặc đường bikini, không nhất thiết phải cạo sạch, không nên dùng dụng cụ cạo có thể gây trầy xước nhẹ da “vùng k**” và lỗ chân lông, đồng thời làm tăng khả năng nhiễm vi khuẩn.