(VNF) – Sở Giao thông công chánh TP. HCM cho biết, thu phí đỗ xe ô tô dưới lòng đường hơn 22 tỷ nhưng chi đến 24,3 tỷ đồng.

Phí đỗ xe ô tô lòng đường: Thu hơn 22 tỷ chi đến 24,3 tỷ đồng

Việc thu phí đỗ xe ô tô theo giờ được TP.HCM áp dụng tại 23 tuyến đường thuộc quận 1, quận 5 và quận 10 từ tháng 8/2018, mức phí 20.000 – 25.000 đồng/giờ và lũy tiến cho các giờ tiếp theo.

Đến nay, số tuyến đường cho đỗ xe ô tô có thu phí giảm còn 20 tuyến với 879 ô đậu xe. Đơn vị tổ chức thu phí là Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP.HCM.

Theo Sở Giao thông công chánh, từ tháng 12.2020 – 10.2024 thu phí đậu ô tô hơn 22 tỷ đồng nhưng chi phí cho công tác tổ chức thu phí lên đến hơn 24,3 tỷ đồng, tức vượt số thu khoảng 2,3 tỷ. Tuy nhiên, công tác thu phí tại 20 tuyến đường đang chuyển biến tích cực về trật tự an toàn giao thông, số thu phí 2 năm gần đây đã đủ bù chi.

Kết quả cụ thể, từ ngày 4/12/2020 – 30/6/2022: thu hơn 4,31 tỷ, chi hơn 8,67 tỷ.

Từ ngày 1/7/2022- 30/6/2023: thu hơn 5,94 tỷ, chi hơn 6,67 tỷ.

Từ ngày 1/7/2023 – 31/3/2024: thu hơn 6,75 tỷ, chi hơn 5,27 tỷ.

Từ ngày 1/4/2024 – 30/10/2024: thu hơn 5 tỷ, chi hơn 3,71 tỷ.

Phí cho thuê vỉa hè: Kỳ vọng 1.500 tỷ, thực tế thu 7 tỷ đồng

Theo thống kê từ Sở Giao thông Công chánh TP. HCM, sau hơn một năm triển khai, hiện chỉ có 6/22 quận, huyện triển khai cấp phép, thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè theo quy định (gồm 6 quận là quận 1, 3, 4, 8, 10 và quận 12).

Tổng số tiền thu được từ hoạt động này đạt khoảng 7 tỷ đồng. Trong đó số phí thu tại Sở Giao thông công chánh khoảng 2,5 tỷ đồng (gồm tổ chức hoạt động văn hóa; bố trí công trình tiện ích phục vụ giao thông công cộng là trạm xe đạp; trung chuyển rác thải sinh hoạt của các công ty dịch vụ công ích), số phí thu được của 6 quận kể trên là khoảng 4,5 tỷ đồng (gồm hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa; trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng công trình trên hè phố).

Con số này thấp hơn nhiều so với kỳ vọng trước đây của Sở Giao thông vận tải TP. HCM (nay là Sở Giao thông Công chánh), khi ước tính thành phố có thể thu hơn 1.500 tỷ đồng mỗi năm từ phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè. Trước đây, Sở Giao thông Vận tải TP. HCM khi lập đề án từng tính toán có hơn 600 tuyến đường rộng trên 9m, nếu được khai thác cho thuê làm bãi giữ xe, sẽ mang lại khoảng 550 tỷ đồng/năm. Đồng thời, 1.143 tuyến đường có vỉa hè rộng từ 3m trở lên, nếu cho thuê phục vụ kinh doanh, có thể thu về hơn 971 tỷ đồng/năm.

Hiện nay có 4.869 tuyến đường từ 5m trở lên. Trong đó 2.271 tuyến có vỉa hè, nhưng phần lớn lại có bề rộng dưới 3m, khiến không gian dành cho người đi bộ trở nên hạn hẹp. Chỉ khoảng 27,4% diện tích vỉa hè có thể xem xét cho dùng tạm thời ngoài mục đích giao thông. Còn lại hơn 50% đường của thành phố không có vỉa hè.

Tháng 9/2023, HĐND TP. HCM đã ban hành Nghị quyết 15/2023/NQ-HĐND quy định mức thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường theo từng khu vực. Thời gian thu phí bắt đầu từ 0giờ ngày 1/1/2024.
Các trường hợp được sử dụng một phần lòng đường, hè phố và đóng phí, gồm: tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm giữ ôtô phục vụ hoạt động văn hóa; điểm kinh doanh dịch vụ, mua – bán hàng hóa; giữ xe có thu tiền dịch vụ; nơi trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị…
Mức phí dao động từ 50.000-350.000 đồng/m²/tháng đối với hoạt động giữ xe, và từ 20.000-100.000 đồng/m²/tháng cho các mục đích khác như kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa.

TP. HCM: Bảng phí cho thuê vỉa hè hơn 1.700 tuyến đường từ 1/1/2024

TP. HCM: Bảng phí cho thuê vỉa hè hơn 1.700 tuyến đường từ 1/1/2024

TP. HCM: Bảng phí cho thuê vỉa hè hơn 1.700 tuyến đường từ 1/1/2024

TP. HCM: Bảng phí cho thuê vỉa hè hơn 1.700 tuyến đường từ 1/1/2024

Thị trường
(VNF) – Sở Giao thông Vận tải TP. HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP. HCM về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP. HCM.

Nguồn: https://vietnamfinance.vn/xe-long-duong-thu-phi-do-o-to-tp-hcm-bi-lo-hon-2-ty-dong-d124294.html