Khu vực đồi đất rộng 7ha có nguy cơ sạt lở vùi lấp hàng chục hộ dân xóm Rài ở Hòa Bình bất cứ lúc nào. Hơn một tháng qua, người dân sống trong lều tạm, thấp thỏm lo trắng tay vì mất nhà.

Trái ngang cảnh nhà lầu bỏ không, người dân dựng lều để ở - 1

Hơn một tháng qua, kể từ ngày xảy ra vụ sạt lở đồi ở xóm Rài, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), cuộc sống của hàng chục hộ dân xáo trộn. Nhà cửa nằm trong vùng sạt lở, người dân phải di chuyển đến lều tạm để sinh sống.

Khu vực đồi sạt lở rộng hơn 7ha, nguy cơ vùi lấp hàng chục hộ dân xóm Rài bất cứ lúc nào. Vì thế, người dân luôn sống trong nỗi lo mất nhà, trắng tay vì sạt lở.

Trái ngang cảnh nhà lầu bỏ không, người dân dựng lều để ở - 2
Trái ngang cảnh nhà lầu bỏ không, người dân dựng lều để ở - 3

Trước đó, giữa tháng 9, hoàn lưu cơn bão số 3 gây mưa lớn kéo dài, đồi đất phía trên nhà các hộ dân xóm Rài xuất hiện nhiều vết nứt, sụt lún kéo dài. Nhiều cây cối đã bị sạt lở làm gãy đổ, nhà của một số hộ dân bị sập, nứt toác.

Trái ngang cảnh nhà lầu bỏ không, người dân dựng lều để ở - 4

Lãnh đạo UBND xã Tuân Đạo cho biết, hiện tượng sụt lún tại khu vực xóm Rài làm ảnh hưởng đến 111 hộ với 539 nhân khẩu (có 24 hộ nghèo, 17 hộ cận nghèo).

Trong đó, phạm vi khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng, địa phương đã di chuyển khẩn cấp 60 hộ với 278 nhân khẩu. Các hộ dân được đưa ra khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Trái ngang cảnh nhà lầu bỏ không, người dân dựng lều để ở - 5

Gia đình anh Bùi Văn Phóng sống yên ổn nhiều năm qua dưới chân đồi. Sau đợt mưa lớn cả nhà phải di chuyển tài sản đến nhà người thân. Vợ chồng anh và con phải ra lều tạm sinh sống hơn một tháng qua.

Nhìn căn nhà 2 tầng vợ chồng tích cóp nhiều năm mới xây dựng được, người đàn ông 54 tuổi không khỏi xót xa: “Bao nhiêu năm phấn đấu gia đình mới xây được căn nhà kiên cố để ở. Ai ngờ sạt lở xảy ra, giờ nhà để không vợ chồng con cái phải ra lều sống, chưa biết khi nào cuộc sống mới bình yên trở lại”, anh Phóng tâm sự.

Trái ngang cảnh nhà lầu bỏ không, người dân dựng lều để ở - 6

Sau đợt mưa lũ qua đi, trời nắng ráo đồi đất bớt dịch chuyển, hàng ngày gia đình anh Phóng về nhà cũ chăn nuôi gia súc, tối đến lại ra lều ngủ.

Trái ngang cảnh nhà lầu bỏ không, người dân dựng lều để ở - 7
Trái ngang cảnh nhà lầu bỏ không, người dân dựng lều để ở - 8

Bà Bùi Thị Ừm (77 tuổi) ở cùng vợ chồng con trai út. Căn nhà khang trang, sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi xây dựng chưa lâu, cuộc sống đang yên ổn thì giờ cũng phải di dời vì nằm trong khu vực sạt lở.

Ban ngày bà Ừm ở nhà con (ảnh trái), tối đến phải ra lều ngủ để đảm bảo an toàn tính mạng, đề phòng đất đồi sạt lở ập xuống vùi lấp bất cứ lúc nào.

Hơn một tháng sống trong cảnh thấp thỏm lo âu, người dân xóm Rài vẫn chưa biết khi nào mới ổn định đời sống.

Người dân mong muốn chính quyền sớm có phương án tái định cư để nhân dân ổn định, yên tâm sản xuất.

Trái ngang cảnh nhà lầu bỏ không, người dân dựng lều để ở - 9

Sạt lở đồi khiến nhiều diện tích rừng trồng và cây cối của nhân dân gãy đổ do mất kết dính. Nhìn của cải, hoa màu bị đất đá vùi lấp, người dân chỉ biết thở dài tiếc nuối.

Trái ngang cảnh nhà lầu bỏ không, người dân dựng lều để ở - 10
Trái ngang cảnh nhà lầu bỏ không, người dân dựng lều để ở - 11

Những chiếc lều tạm bợ dựng giữa cánh đồng lúa là nơi trú ngụ của hơn 100 hộ dân xóm Rài thời gian qua. Phía sau những túp lều là những căn nhà kiên cố, khang trang bị bỏ không.

“Nhà có không được ở, người dân chúng tôi không biết sống sao thời gian tới đây”, chị Bùi Thị Lưu nói.

Trái ngang cảnh nhà lầu bỏ không, người dân dựng lều để ở - 12

Toàn cảnh 60 hộ dân xóm Rài nằm trong khu vực sạt lở, đã được chính quyền địa phương lên danh sách di dời tái định cư.

“Chúng tôi mong muốn được tái định cư càng sớm càng tốt. Nơi ở mới phải an toàn, tốt hơn nơi ở cũ để người dân không còn sống trong cảnh lo sạt lở mất nhà cửa thêm một lần nữa”, chị Lưu tâm sự thêm.