Nhiều đứa trẻ đã bộc lộ những dấu hiệu EQ thấp ngay khi còn rất nhỏ, chỉ cần để ý, bạn sẽ dễ dàng nhận ra.

EQ là gì?

EQ (còn được gọi là chỉ số cảm xúc hay trí tuệ cảm xúc) được hiểu là khả năng xác định, quản lý cảm xúc của bản thân cũng như và khả năng hòa hợp với mọi người một cách hòa bình.

Để đánh giá chỉ số EQ của một đứa trẻ có thể dựa trên các yếu tố như tính độc lập, trách nhiệm, sự tự tin, sự đồng cảm và các khía cạnh khác. Tuy nhiên, chỉ cần quan sát và phán đoán, các bậc phụ huynh có thể biết được con mình liệu có bị EQ thấp hay không

Theo đó, những đứa trẻ thường nói 8 câu này có xu hướng sở hữu EQ thấp, cha mẹ cần chấn chỉnh sớm:

1. “Không phải con”

Những đứa trẻ hay trốn tránh trách nhiệm là biểu hiện của việc EQ thấp. Lớn lên những đứa trẻ này thường rất ích kỷ, quen cho mình là trung tâm mà không quan tâm đến cảm xúc của người khác và thích đổ lỗi.

trẻ EQ thấp, EQ thấp, EQ

Trẻ con hay trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác là biểu hiện EQ thấp.

2. “Con không thích!”

Một số đứa trẻ luôn thích nói “Con không thích thế”/”Con không muốn thế” trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn như khi bạn nói với con: “Con ơi, đến giờ học bài rồi”, con bạn cãi: “Con không thích!”. “Cho bạn mượn đồ chơi một tí được không con?”, con bạn vùng vằng: “Ứ ừ, con không muốn”. “Con yêu lấy giúp mẹ cái điều khiển ti vi nào”, con bạn mặc kệ: “Con không thích lấy”.

Nếu trẻ thường xuyên treo câu “Con không muốn” trên miệng, điều đó có nghĩa là trí tuệ cảm xúc của trẻ rất thấp, sau này trẻ sẽ phải chịu thiệt thòi khi tiếp xúc với người khác.

3. “Bố/mẹ không làm gì được con hết”

Những đứa trẻ khi thấy bố mẹ nhắc nhở sẽ không cảm thấy sợ hãi và tuyên bố “Bố/mẹ không làm gì được con hết” là biểu hiện của việc EQ thấp. Việc trẻ không tôn trọng người lớn đặc biệt là bố mẹ lâu dần sẽ khiến con coi mình là “trung tâm của vũ trụ”. Nếu bố mẹ không “uốn nắn”, lớn lên con sẽ không biết cách yêu thương, tôn trọng người khác kể cả đấng sinh thành.

4. “Con muốn nó”

Trẻ có EQ thấp thường rất bướng bỉnh, có phương pháp hành xử riêng với thế giới và không nghe theo ý kiến của người khác. Khi gặp bất đồng, chúng sẽ tìm mọi cách để thỏa mãn mong muốn của bản thân và không thể quản lý được cảm xúc.

Những đứa trẻ như thế này rất dễ bị cảm xúc chi phối, nếu không được hướng dẫn kịp thời rất dễ dẫn đến sai lầm lớn trong tương lai.

5. “Con không biết!”

Khi học hành hay được người khác nhờ vả, trẻ có EQ thấp thường có câu “con không biết”. Hoặc lúc tìm đồ chơi, chúng cũng muốn nhờ người khác tìm vì không muốn tìm kiếm. Khi con nói câu này, bố mẹ không nên làm thay con, điều này sẽ khiến con thiếu trách nhiệm, thiếu kiên trì. Bố mẹ hãy dạy con học cách đối mặt với mọi vấn đề trong cuộc sống một cách độc lập và dũng cảm.

6. “Đó không phải là việc của con”

Chắc chắn có nhiều bậc phụ huynh từng bất lực trước đứa trẻ lười biếng, không chịu giúp đỡ người lớn. Khi tiếp xúc với người khác, con luôn tìm cách trốn trách làm việc, có khi còn ăn vạ để nhờ ai đó làm giúp.

Trong trường hợp này, nhiều ông bố bà mẹ còn ngụy biện rằng con còn nhỏ nên không biết gì và cho qua. Thế nhưng thực chất nếu đối diện với việc con không hiểu phép tắc, bạn cần răn dạy con ngay, nếu không, biết đến khi nào chúng mới “chịu lớn”?

7. “Con không thể”

Một biểu hiện khác của EQ thấp là sự tự ti, nhút nhát quá mức. Bất kể trẻ làm gì, trong tiềm thức chúng luôn nghi ngờ chính mình, nghĩ rằng bản thân không thể làm được bất kỳ thứ gì.

Khi gặp khó khăn, phản ứng đó thậm chí còn tồi tệ hơn và trẻ sẽ không bao giờ bước ra khỏi vùng an toàn của mình hoặc thậm chí bỏ cuộc trước khi bắt đầu. Đây là một biểu hiện khác của EQ thấp.

8. “Con sẽ ăn chúng đầu tiên”

Nhiều cô nhóc, cậu nhóc có tính chiếm hữu cao, đặc biệt với những đồ vật mà con yêu thích như món ăn, đồ chơi… Riêng trong việc ăn uống, đứa trẻ EQ thấp muốn trở thành người đầu tiên nếm chúng, vì sâu bên trong, con muốn giữ món đồ đó làm của riêng. Nếu là 1 đứa trẻ EQ cao, hiểu chuyện từ nhỏ, chúng sẽ biết nhìn vào cảm xúc của người khác để cư xử phù hợp.

Khi nuôi con, cha mẹ cần dạy mọi người đều bình đẳng. Không phải con còn nhỏ mà người lớn phải luôn nhường nhịn, dành hết mọi điều tốt đẹp cho con. Nếu cứ nuông chiều và bỏ qua những lỗi lầm con mắc phải, sau này người chịu hậu quả sẽ là con bạn.