Vườn tiêu 4 ha xen cây mắc ca hữu cơ của gia đình ông Đoàn Văn Châu ở thôn Thuận Bình, xã Thuận Hạnh (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông), luôn xanh tốt, cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm nhờ dụng quy trình sản xuất hồ tiêu an toàn sinh học.
Gia đình ông Châu vẫn “sống khỏe” nhờ vào nguồn thu nhập ổn định từ những diện tích hồ tiêu hữu cơ cho dù giá hồ tiêu liên tục giảm, đẩy nhiều hộ nông dân rơi vào khó khăn trong thời gian qua.
Năm 2012, gia đình ông Châu bắt tay vào trồng hồ tiêu. Xác định việc lạm dụng phân bón hóa học, bón phân không đúng cách sẽ khiến cây hồ tiêu chết, nên ngay từ đầu, ông đã chọn chăm sóc vườn cây theo hướng hữu cơ, sử dụng phân chuồng là chính.
Ngoài phân bón, toàn bộ diện tích hồ tiêu được ông trồng bằng trụ sống để cây phát triển bền vững. Trong vườn, ông luôn để cỏ, tuyệt đối không sử dụng thuốc hóa học. Việc cắt cỏ, bỏ cây dại trong vườn đều được gia đình thực hiện thủ công.
Để cây đủ dinh dưỡng, sinh trưởng tốt, gia đình ông đã sử dụng phân bón hữu cơ, tưới bằng nguồn nước sạch, không ô nhiễm. Nhờ vậy, từ năm 2018, vườn hồ tiêu của gia đình ông Châu đã đạt chứng nhận hữu cơ Organic.
Vườn tiêu hữu cơ của ông Châu luôn xanh tốt, cho thu nhập cao mỗi năm.
Ông Châu chia sẻ: “Mặc dù canh tác theo quy trình hữu cơ, năng suất không cao bằng truyền thống, nhưng đổi lại cây tiêu trong vườn luôn xanh tốt, kháng bệnh cao. Giá sản phẩm hồ tiêu hữu cơ cũng cao hơn hồ tiêu thông thường khá nhiều”.
Nhờ đạt tiêu chuẩn hữu cơ, nên những năm qua, gia đình ông Đoàn Văn Châu đã được một doanh nghiệp ở địa phương ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm, với giá bán cao hơn 25% so với giá thị trường.
Từ 4 ha tiêu trồng xen thêm 300 cây mắc ca, trung bình mỗi năm, gia đình ông Châu thu từ 10 – 12 tấn tiêu, 2-3 tấn mắc ca. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.
Theo Phòng NN – PTNT huyện Đắk Song, mô hình trồng tiêu hữu cơ của gia đình ông Đoàn Văn Châu đang mang lại năng suất, giá trị kinh tế cao.
Ngành Nông nghiệp đang tích cực khuyến cáo người dân tham quan, học tập, nhân rộng mô hình sản xuất như của ông Châu. Huyện cũng triển khai một số giải pháp để hỗ trợ người dân phát triển các mô hình sản xuất hữu cơ hiệu quả, bền vững.
Hồ tiêu là cây trồng rất khó tính.
Thời gian qua, việc người dân trên địa bàn huyện Đắk Song bỏ qua các khuyến cáo của các cơ quan chức năng, phát triển hồ tiêu ồ ạt, dẫn đến nhiều hệ lụy.
Do vậy, việc sản xuất theo hướng hữu cơ không chỉ giúp người dân sản xuất bền vững mà còn xây dựng được thương hiệu hồ tiêu của huyện Đắk Song.
Tuy nhiên, để giúp người dân sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ, bền vững như mô hình của gia đình ông Châu, về lâu dài, bà con đang rất cần những “trợ lực” từ cơ quan chức năng, nhất là việc tập huấn nhiều về kỹ thuật sản xuất hữu cơ.
Bà con cũng cần được liên kết với các đơn vị thu mua, bảo quản, chế biến, xuất khẩu hồ tiêu để có đầu ra ổn định. Qua đó, giúp cho việc sản xuất, chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu của người dân được bền vững…
Đắk Song có khoảng 48.500 ha đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là đất đỏ bazan, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Hiện toàn huyện có trên 41.000 ha cây dài ngày, trong đó có 14.500 ha hồ tiêu.
- "Thế gian này không có bữa ăn nào là miễn phí", lá thư dạy con thức tỉnh bậc làm cha mẹ
- Toàn cảnh vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: 56 người tử vong, chủ nhà đối diện tình huống pháp lý nào?
- Chỉ mới 6 tháng anh nông dân Hưng Yên đã lãi 275 triệu ngon ơ nhờ nuôi con ăn bẩn mà “đẻ” ra đủ thứ phân sạch
- Môi giới bất động sản “bất chấp” bán đất nền 6 tỷ nhận 10 triệu đồng tiền hoa hồng vì lo tuột mất giao dịch
- Đừng dạy trẻ em bằng nỗi sợ hãi: Vô tình gieo rắc vào tâm lý con trẻ những "ám ảnh vô hình" ngay từ tấm bé.