Tôi vay mượn của anh em để mua nhà, rồi thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng để lấy tiền trả nợ.
Vợ chồng tôi mua nhà, đất khi trong tay không chỉ không có đồng nào mà còn nợ đang gánh một khoản nợ nhỏ. Cũng may có gia đình, anh em trong nhà cho vay trước, sau khi cầm sổ đỏ về, tôi lập tức đem thế chấp cho ngân hàng để lấy tiền trả nợ cho gia đình, anh em.
An cư lạc nghiệp, đó là quan điểm của tôi. Tất nhiên, có người sợ lúc lỡ này, lỡ kia. Nhưng tôi cho rằng, có xui xẻo nhất thì sau ba, bốn năm mà không trả không nổi nợ ngân hàng, thì bán đất đi cũng lời được một ít, coi như đầu tư không được may mắn. Còn nếu bán đất mà không có lời thì coi như làm không công cũng được. Chứ đất có bao giờ xuống đâu mà lo mất trắng.
Nếu cứ ngồi chờ thì có lẽ tôi sẽ không bao giờ mua được nhà, đất, trừ khi trúng số, hay gia đình có của hoặc đầu tư trúng lớn ở một lĩnh vực nào đó (điều này không dễ). Chứ làm công nhân, nhân viên ăn lương tháng mà ngồi chờ góp được tiền mua đất thì không khác gì chuyện viễn tưởng. Bởi không chỉ giá đất ngày càng tăng lên, mà ngay bản thân con người khi có tiền chi tiêu cũng khác.
Khi đến tháng ngân hàng trừ vào tài khoản, bạn sẽ phải chấp nhận chi tiêu dè xẻn, nhưng nếu có nhiều bạn sẽ tiêu nhiều. Như vợ chồng tôi cưới nhau năm 2014, hai năm sau mua nhà, đất. Thu nhập của chúng tôi lúc đó tầm 10 triệu đồng một tháng, mà ngân hàng đã trừ mất 3 triệu rồi, nhưng đâu cũng vào đấy.
Giờ mỗi tháng vợ chồng tôi kiếm hơn 30 triệu đồng, ngân hàng trừ nợ 7 triệu đồng, mà chúng tôi vẫn tiêu hết tiền. Vợ chồng tôi tiêu pha cũng không tính toán nhiều, nên dù có không nợ thì cũng tháng nào tiêu hết tháng đó. Bởi vậy, chuyện chi tiêu dè xẻn khi mức sống thay đổi là rất khó.
Nhiều người khuyên chờ tích lũy đủ 70% giá trị căn nhà rồi hãy mua, nhưng tôi quyết dồn tiền, vay mua đất trước rồi ‘cày cuốc’ trả nợ sau.
Chuyện mua nhà đúng hay sai cũng chỉ là thời điểm mà thôi. Sống như thế nào là tùy vào quyết định của mỗi người. Tôi khác bạn, và bạn khác tôi. Tôi chọn vay nợ mua nhà từ sớm rồi trả dần dần, chứ chờ đủ tiền thì không làm được. Bởi đơn giản tốc độ tăng giá nhà đất quá nhanh, trong khi lương tăng lại quá chậm, không bao giờ đuổi kịp.
Chưa kể, mua cái nhà thì dù sao cũng lớn hơn thuê phòng trọ, nó là tài sản của mình, và mình làm chủ, cũng là tài sản để lại cho các con sau này khi bản thân về già. Chứ nghĩ cảnh ở trọ mãi, đến lúc không còn làm việc được nữa rồi thành gánh nặng cho các con, tôi thật không cam tâm. Các em tôi hay có suy nghĩ “sợ lỡ” nên giờ đứa vẫn ở trọ, đứa thì vợ chồng dắt nhau về quê, cũng không biết làm gì, chỉ toàn làm khổ bố mẹ.
Lúc trước, tôi từng nói thế này: “Giờ em còn trẻ, vợ chồng mới cưới thì cố ‘cày cuốc’ vài, ba năm. Biết là hại sức đó, nhưng mình còn sức còn làm được. Sau đó tính toán vay mượn mua lấy mảnh đất (tùy số tiền tích góp, thiếu thì vay thêm), rồi xây cái nhà mà ở trước khi sinh con. Lúc nào muốn về quê thì bán nhà, đất cũng có chút tiền làm vốn. Nếu may mắn lên giá, thậm chí còn có được số vốn khá khá để về quê làm ăn. Chứ cứ tính ở trọ, góp tiền xây nhà ở quê, rồi có góp được bao nhiêu đâu. Cuối cùng tay trắng vẫn hoàn trắng tay”.
- Vướng mắc khiến tuyến đường dài 1,3km tại Hà Nội lỡ hẹn 2 năm
- Điều gì xảy ra với cơ thể đàn ông và phụ nữ khi không quan hệ hoặc thủ dâm trong nhiều tháng?
- “Nhân phẩm” mẹ càng tốt, nội tâm con càng trong sạch – “Bản lĩnh” cha càng lớn, con sẽ tiến càng xa
- Nhân viên xe buýt từ chối chở người khuyết tật bị phạt… 100.000 đồng
- Con đỗ đại học, sẵn 2 tỷ đồng, nên mua chung cư hay gửi tiết kiệm rồi thuê nhà?