Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
151 lượt xem

Trang trại "bỏ phố về quê" 50.000 m2 khiến tôi stress

Tôi về Tây Nguyên trồng cà phê, làm quần quật cả năm, thu nhập thấp, chi phí ngày càng tăng, không gian sống vắng vẻ.

Tháng 6/2002, sau khi thi tốt nghiệp cấp ba, tôi khăn gói vào Sài Gòn làm việc cho một công ty xây dựng được bà cô ngoài Bắc giới thiệu cho. Chưa biết thi đại học thế nào, miền Nam ra sao nhưng vì tuổi trẻ ham chơi, chưa ra xã hội, mọi thứ còn quá nhiều bỡ ngỡ, nên tôi rơi vào cảnh lủi thủi một mình, buồn bã, công việc nhiều áp lực. Nếu là người khác, chắc họ đã bỏ về quê lâu rồi.

Thời gian cứ thế trôi qua, một mình tôi giữa miền Nam rộng lớn, không người quen, bạn bè, từ Sài Gòn, Vũng Tàu, đến Đồng Nai, rồi Bình Dương… Nhưng nhờ tính cách ham học hỏi, không ngại khổ, tôi được công ty cho làm thủ kho. Tôi quản lý cho thuê thiết bị xây dựng, có khả năng tính toán, sử dụng máy tính thành thạo.

Trong thời gian này tôi gặp và yêu vợ tôi sau này. Gia đình cô ấy vào Nam lập nghiệp, ở sát phòng tôi trong công ty. Năm 2010, công ty bị thâu tóm, sếp tôi bị cho nghỉ việc. Trong lòng tôi có suy nghĩ giống trào lưu của các bạn trẻ bây giờ – ‘bỏ phố về quê’. Tôi viết đơn xin nghỉ việc, mặc cho người yêu ngăn cản, quyết định khăn gói về nhà sau gần 10 năm bôn ba.

Nhà tôi Tây Nguyên, trồng cafe diện tích 50.000 m2. Tháng đầu tiên trở về, bạn bè tôi nhiều nên nhậu nhẹt, cà phê tối ngày. Đến tháng thứ hai, tôi mới thấm cuộc sống vất vả ở nông thôn. Tôi làm việc phơi nắng, phơi mưa, mà nói về làm nông thì trồng cà phê là nặng nhất. Công việc kéo dài suốt năm, làm một nửa, cho thuê một nửa. Xét về mặt kinh tế lại càng tệ hơn, cây cà phê mỗi năm chỉ thu hoạch một lần, sau khi trừ hết chi phí, còn lại chẳng đáng bao nhiêu.

Lối sống tiêu pha thoải mái những năm ở miền Nam khiến tôi khó thích nghi khi về lại nơi đây. Nhiều người nói tôi sao không thuê hết đi cho đỡ mệt? Nhưng phải “sống trong chăn mới biết chăn có rận”. Suốt nhiều năm, giá cà phê không lên, trong đó chi phí nhân công, phân bón tăng gấp năm lần, nếu thuê nhiều người làm thì sao có lời? Còn trồng cây khác thì dù là chanh dây, chuối, hay sầu riêng… đến lượt mình thu hoạch giá cũng lại rẻ bèo. Dân mình cứ thấy giá cao lại lao vào trồng bạt ngàn, cung vượt cầu, bán không ai mua.

Bảy giờ tối, mọi người ở quê đi ngủ hết, đường sá vắng tanh, trong khi tính tôi lại thích nhộn nhịp, ồn ào. Bốn năm sau, tôi cưới vợ. Vợ tôi ở Bình Dương, học Đại học nhưng về quê chẳng biết xin việc ở đâu? Vợ ở nhà mãi cũng chán, làm rẫy lại không được, nên hai vợ chồng tôi càng stress nặng. Ước mơ quay lại Bình Dương trong chúng tôi ngày một lớn, trong đầu tôi lúc nào cũng nghĩ về chuyện đó.

Và rồi cơ hội chưa từng có đã đến, mẹ vợ tôi mua được miếng đất mặt tiền sáu mét ngang, đường sáu làn xe. Lúc đó, miếng đất có giá 1,4 tỷ đồng, giờ lên gần 10 tỷ. Công ty, công nhân xung quanh lại nhiều vô kể. Bà mua cốt chỉ để không muốn hai vợ chồng tôi phải thuê mặt bằng kinh doanh bên ngoài, muốn con gái sống gần mẹ. Hai vợ chồng tôi không có tiền, bà lại vay cho 600 triệu đồng để mở đại lý sữa. Ông anh họ kinh nghiệm đi trước nên hết lòng giúp đỡ.

Với khả năng buôn bán thiên bẩm, vợ tôi gây dựng cửa hàng ngày càng lớn mạnh. Một năm doanh thu trên 12 tỷ đồng. Thấy làm ăn được, mẹ tôi đồng ý cho bán nhà và rẫy. Nhà có hai anh em, mẹ chia số tiền làm năm phần, hai con bốn phần, mẹ một phần. Bán nhà được 2,3 tỷ, rẫy 1,4 tỷ. Sau khi trả nợ hết 600 triệu vay xây nhà trước đó, tôi mua căn nhà mặt tiền ở Bình Dương để cho thuê.

Tháng này, dịch Covid-19 bùng phát mạnh, giãn cách xã hội tăng cường. Cửa hàng của tôi phục vụ cho cả một phường, hàng hóa tiêu thụ nhanh khủng khiếp, cứ nhập về bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu. Hai vợ chồng tôi quay cuồng suốt từ sáng đến đêm cửa việc bán buôn. Khi trong hẻm bắt đầu xuất hiện ca dương tính đầu tiên ở khu nhà trọ, vợ chồng tôi tính đóng cửa vì sợ lây bệnh. Ấy vậy mà cứ hễ đóng cửa xuống là người gõ cửa, gọi điện, người nhắn tin mua hàng. Chúng tôi lại mở hàng cho đến khi tỉnh ra chỉ thị “khóa chặt, đông cứng”.

Sau tất cả, tôi cảm thấy cuộc đời mình quá may mắn. Nhà tôi có hai con trai, trộm vía luôn khỏe mạnh, từ lúc sinh ra đến giờ hầu như chưa phải đi bệnh viện bao giờ.

 

Bài viết cùng chủ đề: