Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
90 lượt xem

Thứ phế phẩm chất đầy đồng, thường phải đốt bỏ giúp nông dân thu trăm triệu

Thấy rơm chất đầy đồng, anh Nhiệm tận dụng để trồng nấm. Thấy mô hình hiệu quả, anh đã nhân rộng để mọi người cùng phát triển nghề, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Nhiệm (56 tuổi, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai) nhận thấy rơm rạ sau mỗi mùa thu hoạch lúa lại phải vứt bỏ, chất đầy đồng. Thậm chí, người dân còn phải gom đốt để dọn đồng, vừa gây ô nhiễm, vừa rất lãng phí.

Nhận thấy mô hình nấm rơm thu lại lợi nhuận kinh tế cao nên người dân xã Ia Mrơn đã xây dựng tổ liên kết để giúp nhau mở rộng sản xuất.

Chính vì vậy, ông Nhiệm mày mò để học nghề trồng nấm rơm trên chính mảnh đất vùng khó huyện Ia Pa.

Sau khi thấy mô hình hiệu quả, ông đã thành lập tổ nghề trồng nấm rơm để nhân rộng cho bà con trong xã cùng phát triển kinh tế.

Chỉ với vài sào đất trồng nấm rơm, người dân có thể lãi từ 200 – 300 triệu đồng mỗi năm.

Ông Nhiệm kể lại, trong lúc làm đồng, thu hoạch lúa, ông Nhiệm thấy rơm chất đầy đồng, không sử dụng đến, thường phải đốt bỏ. Lúc này, ông đã khăn gói vào Miền Tây tìm hỏi để học nghề trồng nấm, rồi quay về nhà trồng thử nghiệm.

Với miếng đất rộng 500m2 của gia đình, ông Nhiệm cải tạo làm trại nấm. Ban đầu, ông chỉ trồng thử nghiệm khoảng 30 luống, mỗi luống dài 8-10m để xem hiệu quả kinh tế. Sau khi thu hoạch vụ nấm rơm đầu tiên, nhận thấy thu nhập và đầu ra của sản phẩm ổn định, ông mới tiếp tục mở rộng lên 5.000m2.

Theo ông Nhiệm, không phải rơm nào cũng có thể trồng nấm. Muốn nấm đạt năng suất, chất lượng thì phải sử dụng loại rơm khô, sạch. Khi đưa về phải xử lý tạp chất trong rơm đúng quy trình, ủ cho đủ độ mềm, độ ẩm rồi mới cấy meo giống.

Theo người dân, trồng nấm rơm mang lại thu nhập cao gấp 3-4 trồng lúa, mì.

Trồng nấm rơm ngoài trời thì phải lựa chọn nơi thoáng mát, nhà nấm thì phải phủ kín bạt để tránh nắng mưa, giữ đủ độ ẩm thích hợp cho nấm phát triển, tránh bị nhiễm bệnh.

2h sáng mỗi ngày, hai vợ chồng ông Nhiệm đã thức dậy thu hái nấm để kịp 5h mang ra chợ huyện giao hàng cho các tiểu thương. Trung bình mỗi ngày, ông Nhiệm thu hơn 40kg nấm, giá bán 70.000 – 90.000 đồng/kg.

Công việc sau khi trừ chi phí đem lại lợi nhuận hơn 300 triệu đồng mỗi năm.

Ông Nhiệm nhận định, việc trồng nấm rơm vốn đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản, công chăm sóc không nhiều nhưng giá trị sản phẩm cao. Hơn nữa, nấm rơm là sản phẩm có ích cho sức khỏe, không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất nên người dân trong vùng đã đến học hỏi, mở rộng mô hình.

Ông Nguyễn Tấn Minh đã tận dụng rơm phế phẩm để trồng nấm, thu lợi nhuận hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Gia đình ông Nguyễn Tấn Minh (47 tuổi, trú tại xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) cũng nhờ tận dụng nguồn rơm dư thừa để trồng nấm đã kiếm được khoản thu nhập khá.

Học tập mô hình của ông Nhiệm, ông Minh trồng nấm trên diện tích hơn 3.000m2. Đến nay, vườn nấm của ông thu hái được 50 – 80kg/ngày. Bình quân mỗi năm, gia đình ông Minh lãi hơn 200 triệu đồng.

“Trồng nấm nhìn thì rất dễ nhưng để đạt năng suất, chất lượng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, từ khâu chọn nguồn rơm đến thu hái nấm. Người trồng nấm phải nắm vững đặc điểm sinh trưởng, phát triển của nấm để có thể điều chỉnh các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm cho thích hợp. Bù lại, nấm rơm mang lại thu nhập cao gấp 3-4 trồng lúa, mì”, ông Minh cho biết.

Trồng nấm rơm, ngoài lợi nhuận trực tiếp từ nấm thì người trồng nấm rơm còn có thể tận dụng nguồn rơm sau khi kết thúc vụ. Đây cũng là công việc làm thêm vào lúc nông nhàn.

Bài viết cùng chủ đề: