Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
4980 lượt xem

Bố đưa con riêng đi khám, gặp vợ cũ một mình chăm bé gái 4 tuổi, hối hận cũng đã muộn màng

Bố mẹ nào cũng muốn con cái đầy đủ cha mẹ, sống trong một gia đình êm ấm.

Mỗi cặp đôi khi bước vào cung đường hôn nhân đều hướng đến ước muốn được cùng nhau già đi, ai chẳng muốn “một lòng một dạ bên nhau trọn đời”.

Nhưng ước nguyện thì luôn đẹp đẽ, thực tế và ước nguyện thì khó tránh khỏi mâu thuẫn. Trong hành trình hôn nhân, sẽ luôn có những người không chịu được mà buông tay. Đời người trăm mối tơ vò, cho nên, nếu một bên phản bội, cặp đôi sẽ phải đối mặt với kết cục tan vỡ.

Vợ chồng chưa có con thì khôn khéo vẫy nhau đi tìm hạnh phúc mới cũng không đau lắm, nhưng nếu có con rồi thì tác hại của sự tan vỡ gia đình đối với con cái là khôn lường.

Sau khi vợ chồng ly hôn, họ có hối hận không? Họ sẽ cảm thấy thế nào khi gặp lại con mình? Một gia đình ba người từng hòa thuận giờ tan nát, sống ly tán và trở thành những người xa lạ, bỗng dưng lại gặp nhau trong bệnh viện, tình huống này khiến người trong cuộc thật ngậm ngùi.

Có một người đàn ông chia sẻ câu chuyện tréo ngoe của mình. Hôm đó vợ anh ta bận rộn với công việc, đứa con riêng của vợ đau họng nên anh ta đưa cậu bé đến bệnh viện khám bệnh. Điều anh ta không ngờ là gặp vợ cũ của mình ở bệnh viện, con gái chung của họ cũng nhập viện và truyền dịch. Nhìn thấy con gái ngoan ngoan, ông bố trong lòng vô cùng xót xa, chạnh lòng thấy thương con gái.

Trong một khu bệnh viện, người đàn ông gặp vợ cũ của mình. Thật trùng hợp, anh ta mang theo con riêng của vợ hiện tại, còn vợ cũ thì chăm sóc con gái ruột của họ.

Đây là một khu bệnh viện đơn giản, một cô bé khoảng 4-5 tuổi, mặc áo len hồng, cầm điện thoại di động, nở nụ cười ngọt ngào. Bên cạnh là người mẹ bận rộn đeo khẩu trang đang kiên nhẫn lau mồ hôi trên người con gái, và thu dọn quần áo của con gái mình.

Người đàn ông từ xa nhìn mọi thứ trước mắt, mắt nhòe đi. Khung cảnh này quen thuộc biết bao, cô gái dễ thương với nụ cười ngây thơ đó là con gái của anh ta, và người phụ nữ bên cạnh là vợ cũ của anh ta.

Ông bố cho biết anh và vợ cũ đã ly hôn chỉ sau khi có con một năm. Tính cách hai người khác nhau, sống chung với nhau, suốt ngày cãi vã về những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống. Vợ anh sinh con xong thì trở nên gắt gỏng, và anh ta trong lúc chán nản đã đong đưa với người yêu thời học cấp 3 của mình. Người này lúc đó cũng trục trặc với chồng, có một con trai. Có người mới bên ngoài, anh ta đi sớm về khuya, con bệnh con sốt 1 tay vợ chăm. Mẹ anh ta thì cho rằng con dâu nên sinh thêm một đứa con trai mới phải. Tuy mẹ chồng con dâu không ở chung nhà nhưng vài hôm bà lại gọi anh tru tréo. Anh ta lại về tác động mạnh đến người vợ đang nuôi con nhỏ của mình. Mâu thuẫn cứ thế chất chồng. Chẳng ngờ chồng người kia phát hiện làm ầm lên, vợ anh đau đớn nhất quyết ly hôn, giành quyền nuôi con gái chưa đầy 1 tuổi. Cô không cần trợ cấp, cũng chẳng cần anh ta thăm hỏi con gái vì suốt thời gian có con, bố còn chẳng 1 lần cho con ăn hay uống sữa. Người chồng chán ngán cuộc sống như vậy nên sau khi ly hôn để lại căn nhà cho vợ và con gái, rồi ra đi.

Ngay sau khi ly hôn, anh lập gia đình mới, sống cùng người vợ hiện tại và con trai của cô ấy. Vợ mới bảo anh lương cũng chẳng bao nhiêu, chi bằng ở nhà lo việc công ty gia đình. Cô vừa đi làm vừa mở công ty riêng, chồng chạy việc vặt bên ngoài, cần gì thì xin vợ. Cuộc sống hôn nhân cũng dần bớt màu hồng, anh không thiếu ăn thiếu mặc nhưng lúc nào cũng có cảm giác tự ti, bị nhà vợ khinh khi. Chẳng hiểu sao anh đối xử rất tốt với con riêng của vợ, như con ruột của mình, có lẽ nó mang dáng dấp đứa con gái thiếu hơi bố của anh. Lần này thằng bé đổ bệnh, anh đích thân đưa con đến bệnh viện lớn kiểm tra.

Không ngờ anh lại gặp chính con gái mình ở đây. Nếu không phải ly hôn thì cô con gái xinh xắn dễ thương ấy đang rúc trong lòng bố nũng nịu. Vợ cũ cũng đã thấy anh nhưng không nhìn lấy một lần. Nhìn con gái bây giờ, anh chỉ biết đứng từ xa dõi theo, không dám đến gần.

Lúc con gái nhỏ bị tiêm, sợ đau mà khóc, nhìn thấy con gái khóc, người mẹ có chút bối rối. Hẳn cô đã quen với việc một mình chăm sóc, nuôi nấng con bấy lâu nay. Nhưng có những điều chỉ có bố mới có thể làm được, chẳng hạn như đưa bàn tay vững chãi lau nước mắt con gái. Ôm con vỗ về trong lồng ngực ấm áp. Giây phút thấy con gái bật khóc, trái tim người đàn ông bỗng đau nhói. Thật ra vợ cũ anh không tệ, cô luôn tôn trọng anh, thích nấu những món ngon. Anh muốn lao đến để bảo vệ vợ cũ và con gái, nhưng người phụ nữ lại lạnh nhạt từ chối, không cho bố lại gần con gái. Ngày xưa cô ấy nói rằng anh đã làm ra cái chuyện đáng xấu hổ thì không có tư cách với con.

Người cha lúc này thật sự cảm thấy buồn và khó chịu. Nhìn con gái sợ hãi mà không thể tiến tới an ủi, chia sẻ, lúc này có lẽ anh ta thực sự ân hận. Người vợ hiện tại không tệ, nhưng quá bận với các dự án của mình nên 2 bố con ngày nào cũng cơm hàng cháo chợ. Cô ấy cũng nói rằng chỉ có 1 đứa con là đủ, dù anh ta nài nỉ hết lời. Nếu biết có ngày hôm nay, có lẽ trước đây anh ta không nên cư xử như vậy. Anh thật tâm mong muốn hàn gắn để bù đắp cho con gái, nhưng không biết phải làm thế nào. Một điều nữa là con gái giống anh như đúc, càng nhìn càng chỉ muốn yêu thương, chở che.

Một số cư dân mạng nói đùa rằng: “Anh không nuôi con gái mình mà giúp người phụ nữ khác nuôi dạy con trai của họ. Tôi thực sự không biết anh nghĩ gì”.

Một cư dân mạng khác nói: “Khi anh già đi và không thể di chuyển, một khi con riêng phớt lờ thì đừng quay lại tìm con gái nhé. Tôi thấy anh xứng đáng bị như vậy.”

Những bi kịch như vậy tồn tại trong cuộc sống thực, và nhiều người thực sự không hiểu. Làm thế nào một người đàn ông có thể bỏ rơi đứa con gái mỏng manh và đáng yêu như vậy? Khi con gái ốm đau cần cha nhưng anh ta lại đang ở với con của người khác, liệu khi lớn lên, đứa bé sẽ nghĩ gì? Vợ cũ là một người mẹ có trách nhiệm, cô ấy chăm sóc con gái rất tốt. Có lẽ hai mẹ con xứng đáng có những điều tốt đẹp trong cuộc sống hơn là người cha bạc bẽo kia.

Bài viết cùng chủ đề: