Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
122 lượt xem

3 cách nuôi dạy con gái trở thành người có tri thức cao: Cha mẹ nhất định phải đọc!

Tục ngữ có câu: “Nuôi con gái không dạy thì hại ba đời”, hàm ý rằng, nếu cha mẹ chỉ biết sinh con với mục đích kế thừa gia sản mà không biết cách giáo dục con tốt, thì sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của con cái. Đặc biệt là con gái, nếu không được dạy dỗ tốt, thì sẽ làm “hại 3 đời”: trên là hại bố mẹ, giữa là hại chồng, dưới là hại con.

Từ câu nói, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục con cái. Kì thực, việc giáo dục con trai hay con gái đều rất quan trọng, nuôi con trai mà không dạy bảo đến nơi đến chốn, rất có thể sau này cả nhà sẽ rơi xuống “vũng bùn”, điều này ai cũng hiểu, nhưng nuôi con gái không dạy bảo sẽ ảnh hưởng đến ba đời trong một nhà.

Theo văn hóa truyền thống, người phụ nữ là “phong thủy” của gia đình, người mẹ đóng vai trò chính trong việc giáo dục con cái. Vì thế, con dâu trong gia đình nhà chồng có ảnh hưởng rất lớn, trên sẽ ảnh hưởng đến bố mẹ chồng, dưới ảnh hưởng đến con cái, thậm chí còn ảnh hưởng đến cách giáo dục của con mình sau này. Vì vậy, nói con gái sau khi lấy chồng sẽ làm ảnh hưởng đến ba đời gia đình nhà chồng là không hề sai.

Đối với cha mẹ mà nói, nếu trong nhà có con gái thì nhất định phải chú ý, xem xem trong quá trình nuôi dạy con gái, cha mẹ đã làm được ba điểm này hay chưa. (Đương nhiên, đạo lý này cũng có thể áp dụng cho con trai):

Biết khiêm nhường, tiến lùi đúng lúc

Ngày nay, các gia đình đặc biệt là ở thành thị có xu hướng không sinh nhiều con, vì thế nên con dù trai hay gái vẫn rất mực được ông bà, cha mẹ chiều chuộng. Mà một đứa con gái được cưng chiều nhiều thì sau này khi gả sang nhà người khác sẽ khó mà hòa hợp, cuộc sống vì thế cũng sẽ khó lòng hạnh phúc.

Ông cha có câu: “Con cái là của Trời cho, là bảo bối của cha mẹ, nhưng chiều chuộng con quá chính là hại con”. Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái, luôn muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con, nhưng yêu thương cần phải có lý trí, thương con không có nghĩa là chiều chuộng quá mức, nếu không, con bạn sẽ tự cho mình là “trung tâm”, không chịu nhường nhịn và sẻ chia, sẽ sống không biết khiêm nhường.

Ngay từ tấm bé, các bậc làm cha mẹ nên biết cách dạy con chia sẻ và đồng cảm với mọi người chung quanh, ví như có món ăn ngon thì cần mời ông bà cha mẹ trước, hỏi xem người khác có muốn ăn không… chứ đừng nên có gì ngon cũng ưu tiên gắp cho con trước, trẻ dần dà sẽ tự cho mình là “to nhất”, có “đặc quyền”.

Người xưa dạy, bản thân không muốn bị đối xử như thế nào thì cũng đừng nên đối xử như vậy với người khác. Học được điều này sẽ giúp trẻ đứng vững được trong xã hội, hơn nữa sẽ giành được thiện cảm của mọi người.

Biết cách đối nhân xử thế

Ngày xưa khi xã hội còn tương đối đơn thuần và chất phác, tình làng nghĩa xóm rất hòa thuận, những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó thường biết cách đối nhân xử thế. Bởi vì trong một môi trường tập thể như vậy, mọi người đều có thể biết cách đối nhân xử thế và phân biệt rõ đúng sai, và cha mẹ cũng có thể đem đạo lý này giảng cho con cái nghe.

Con trẻ từ khi còn nhỏ đã liên tục quan sát và học hỏi một cách tự nhiên những hành vi, thái độ, cách đối nhân xử thế của cha mẹ. Vì vậy, để dạy con biết cách đối nhân xử thế tốt, cha mẹ trước hết cần làm gương cho con. Ví như để dạy con “nhận ơn một giọt, báo ơn một dòng”, “chín bỏ làm mười”, thì bình thường cha mẹ phải hiếu kính phụng dưỡng ông bà nội ngoại, năng nổ thăm hỏi giúp đỡ bà con làng xóm, cha mẹ dịu dàng không nên to tiếng với nhau,..

Ngày xưa khi xã hội còn tương đối đơn thuần và chất phác, tình làng nghĩa xóm rất hòa thuận, những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó thường biết cách đối nhân xử thế. (Ảnh: ITN)
Bên cạnh đó, cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích chỉ bảo cho con gái những đạo lý đối nhân xử thế thông qua các tình huống cụ thể. Ví dụ như, khi hai đứa trẻ đánh nhau, bố mẹ khi đến nơi thì cần hỏi con mình trước, hỏi xem có làm gì sai không, nếu có thì nhắc con xin lỗi. Nếu không làm gì sai, con sẽ nhận lời xin lỗi và sau đó bỏ qua, không ôm oán hận trong lòng. Thông qua sự việc này, con sẽ học được cách chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân, biết khoan dung và không đổ lỗi cho người khác.

Trau dồi kiến thức, hiểu văn hóa

Với những nguyên tắc cơ bản trong cách đối nhân xử thế, cha mẹ cần phải cố gắng để con cái có được sự hoàn thiện về văn hóa cũng như kiến thức sâu sắc hơn. Như câu nói: “Kiến thức quyết định tầm nhìn, và văn hóa quyết định khí chất.” một cô gái khiến người khác kính nể thường chính là người có sức hút đến từ nội tâm ra bên ngoài.

Kiến thức và văn hóa, ngoài học trong sách vở ra, đa phần là “khẩu truyền tâm thụ” từ thế hệ trước, tức là truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tri thức và văn hóa từ hàng ngàn năm của nhân loại được lưu giữ trong những pho sách, vì thế, cha mẹ nên giúp con gái nuôi dưỡng thói quen đọc sách. Cô gái đọc càng nhiều sách tốt, sẽ càng có nội tâm phong phú, càng nâng cao được giá trị của bản thân, có thể bình tĩnh đối phó với cuộc sống phức tạp ngày nay.

Bài viết cùng chủ đề: